Bất động sản nghỉ dưỡng cần "danh phận"

Diendandoanhnghiep.vn Chia sẻ mới đây tại Diễn đàn “Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả thị trường bất động sản”, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm định danh cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

>> Hoàn thiện pháp lý cho bất động sản du lịch

Diễn đàn “Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả thị trường bất động sản” do Báo Công thương tổ chức sáng 13/9

Muôn trùng khó khăn với bất động sản nghỉ dưỡng

Chia sẻ tại Diễn đàn “Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả thị trường bất động sản” do Báo Công thương tổ chức mới đây, ông Vũ Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn VNGroup trăn trở, dù có nhiều bộ luật, có từ 10-16 bộ luật điều chỉnh liên quan đến bất động sản nhưng các thủ tục pháp lý đến bất động sản nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn.

Từ thực tiễn là đơn vị thực hiện dự án bất động sản, ông Thành cho biết một dự án có ba bước, đó là khảo sát, nghiên cứu phân tích tính khả thi; hoàn thiện thủ tục pháp lý; xây dựng, đầu tư và khai thác vận hành. Trong khi đó, mỗi một địa phương đều có đặc thù khác nhau.

Lấy ví dụ thực tế mà VNGroup đã trải qua, khi doanh nghiệp đầu tư dự án tương tự tại Bình Thuận với các quy trình, nhưng khi chạy được hơn nữa quãng đường thì phải dừng do liên quan đến khoáng sản, do cát của Bình Thuận có nhiều titan. Muốn chuyển cát ra ngoài phải thực hiện quy trình liên quan đến khoáng sản, chứ chưa nói đền bù giải phóng mặt bằng, định giá đất.

Thứ hai, liên quan đến bất động sản nghỉ dưỡng, 14 năm theo đuổi lĩnh vực này, ông Thành cũng cho biết các bộ luật điều chỉnh bất động sản nghỉ dưỡng nhiều lần sửa nhưng vẫn chưa rõ ràng.

Theo lãnh đạo VNGroup, bất động sản nghỉ dưỡng cần có một danh phận, tháo gỡ cả điểm nghẽn cơ chế cho loại hình này. “Thủ tướng Chính phủ cũng từng nói về mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, vì thế vấn đề này lại càng hết sức quan trọng” – ông Thành nói.

Vị lãnh đạo doanh nghiệp cũng chia sẻ, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng luôn khó khăn hơn đầu tư bất động sản nhà ở đầu tư vùng ven, nội đô do bất động sản nghỉ dưỡng ra vùng biển, núi, vùng sâu, vùng xa. Việc tháo gỡ cơ chế là để chúng ta khai thác lợi thế của bất động sản nghỉ dưỡng, bởi đây là lĩnh vực có tính thị trường và tiềm năng rất lớn mang lại nhiều lợi ích như thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương.

Toàn cảnh diễn đàn

Toàn cảnh diễn đàn

Cũng ghi nhận thực trạng trên, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, bản chất câu chuyện là sự biến đổi nhanh dẫn đến các chồng chéo, xung đột trong pháp lý. Mặt khác, một rừng luật, rối rắm phức tạp, khó khăn và cũng tương tự đối với hệ thống luật bất động sản. Như luật đất đai được sửa đổi nhiều nhất. 7-8 năm sửa một lần và vẫn chưa sửa hoàn chỉnh.

Điều đó cũng dẫn đến lịch sử câu chuyện bất động sản nghỉ dưỡng những năm qua đã bị nén lại do dịch bệnh và hành lang pháp lý, nhiều nhà đầu tư đã “chôn vốn” gây lãng phí nguồn lực.

Gỡ khó cho thị trường

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng cần làm rõ khái niệm bất động sản, bất động sản du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, ví dụ khách sạn nói chung khác với Condotel. Cần giới hạn rõ ràng và tìm cách giải quyết, chứ không sẽ nhìn nhận vấn đề rất phức tạp.

Hành lang pháp lý riêng biệt là "phao" cứu bất động sản nghỉ dưỡng

"Điểm nghẽn pháp lý có lẽ chúng ta đang muốn tập trung vào Condotel. Việc này liên quan đến quyền tài sản giữa người đầu tư vào các chủ đầu tư, tổ chức thực hiện dự án này. Loại hình Condotel chưa từng có ở Việt Nam, giống như đứa con lai, giữa nhà ở và khách sạn, đây lại là hình thức đầu tư tài chính. Câu chuyện tài sản này được vận động như thế nào, được chuyển nhượng, góp vốn để không gây ra xung đột. Việc này gắn với hệ thống luật" - ông Thiên cho biết.

Theo vị chuyên gia, gốc rễ vấn đề nằm ở các quan điểm về tài sản, sau đó là các luật lệ liên quan đến tài sản. "Chúng ta đang có những biển chuyển rất nhanh, nhanh hơn so với biến chuyển của bộ máy, có lẽ cần phải học thêm kinh nghiệm từ nước ngoài".

Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng rất cần một khung chính sách để phát triển được bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Bởi vì phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng rất lớn.

“Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết nâng kinh tế du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quyết định đó cho thấy chúng ta phải sắp xếp lại các phân khúc bất động sản và phát triển nó như thế nào?” – ông Võ đặt câu hỏi.

Vị chuyên gia cũng cho biết đến nay, phân khúc bất động sản này đang thấp đi. Lý do trước đây nhiều nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào đây vì nghĩ có lợi và được chủ đầu tư, địa phương hứa được sử dụng đất dài hạn… Đến nay cho thấy không phải, sử dụng đất cũng chỉ được 50 năm.

“Chính vì vậy, thời gian hiện nay chúng ta nên có tính toán đối với khung pháp luật về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Tôi cho rằng nó quan trọng không khác gì như nhà ở, khi mà hiện nay bất động sản nhà ở Chính phủ tập trung vào phân khúc khung giá thấp, phải chăng chứ không phải giá cao… Trong đó phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và phân khúc bất động sản nhà chúng ta phải xem xét sao cho nó có hiệu quả như mong đợi” – GS Đặng Hùng Võ nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản nghỉ dưỡng cần "danh phận" tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714026481 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714026481 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10