Cần có bài toán giám sát, quản lý tổng công suất nguồn điện

Diendandoanhnghiep.vn Cần đưa ra phương pháp giám sát quản lý tổng công suất nguồn điện và quy trách nhiệm cụ thể cho đơn vị cấp phép đầu tư xây dựng dự án điện vào Quy hoạch Điện VIII.

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam (nguồn Viện Năng lượng 2021) cho thấy thực trạng tổng công suất nguồn đã lắp đặt trong năm 2020 là quá lớn lên tới khoảng 69,094 MW. Trong đó, dạng năng lượng thủy điện chiếm 30%; nhiệt điện than 30% và năng lượng mặt trời khá cao là 24%, sau đó đến điện khí-dầu diesel 13% (gồm dầu diesel phát điện chiếm 2%, còn lại là các dạng năng lượng điện tái tạo khác nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc).

Cần có bài toán giám sát, quản lý tổng công suất nguồn điện

Điện mặt trời trong năm qua thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.

Trong khi đó, quyết định 428/QĐ-Ttg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong giai đoạn 2011 – 2020, ngày 18 tháng 03 năm 2016 (Quy hoạch điện 7) cho thấy tổng cơ cấu nguồn điện dự báo đến năm 2020 có công suất cao nhất là 60,000 MW.

Nhưng trên thực tế, tổng công suất nguồn lắp đặt tính đến hết năm 2020 là gần 69,094 MW. Như vậy, tổng công suất của năm 2020 vượt hơn 9,000 MW so với Quy hoạch điện 7 đã dự báo.

Theo TS. Nguyễn Xuân Huy, chuyên gia kinh tế năng lượng, ĐH Bách Khoa – ĐHKT TP HCM, phát triển tốt nguồn điện năng lượng tái tạo đã góp phần bảo đảm hỗ trợ cho sản lượng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, sự tăng tưởng đột ngột và quá nóng của điện năng lượng mặt trời trong năm 2020 đã ảnh hưởng đến nhà đầu tư do phải cắt giảm công suất khiến doanh nghiệp gồng gánh hàng loạt những hệ luỵ về sau.

Trước thực trạng này, đại diện các doanh nghiệp cho biết; Để khuyến khích nguồn Điện năng lượng tái tạo trong nước phát triển, đặc biệt là Điện mặt trời được ưu tiên phát triển đúng như Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, thì ngay trong Quy hoạch Điện VIII, Chính phủ cần ban hành quy định rõ ràng, giao trách nhiệm cho đơn vị đứng đầu là Bộ Công thương, tiếp đó là EVN, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác buông lỏng quản lý, phát triển ồ ạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư như hiện nay.

Cần khuyến khích phát triển NLTT, đặc biệt là Điện mặt trời là hướng đi đúng đắn

Cần khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời là hướng đi đúng đắn

"Vì trước khi thẩm định, cấp phép đầu tư các cơ quan đứng đầu như; Cục Điện lực, Cục Điều tiết điện lực (A0), EVN, Sở Công thương các tỉnh phải nắm được dự kiến công suất hiện có, để đảm bảo công suất truyền tải. Không thể tình trạng đầu tư tràn lan dẫn đến hệ luỵ phải cắt giảm công suất, gây thiệt hại về kinh tế, lãng phí nguồn lực của xã hội"  - Đại diện một doanh nghiệp nói.

Bên cạnh đó, từ bản Dự thảo Quy hoạch Điện VIII các nhà đầu tư khuyến nghị cần xem lại tính khả thi và phù hợp của kế hoạch tiếp tục phát triển nhà máy nhiệt điện than mới. Bởi vận hành nhà máy nhiệt điệt sẽ rất khó khăn trong công tác tiếp cận vốn, điều này đã diễn ra trong những năm gần đây dẫn đến hàng loạt dự án chậm tiến độ, chỉ đạt khoảng 57,6% theo quy hoạch.

Lý giải về nhược điểm này, đại diện một doanh nghiệp dẫn chứng từ cuối 2019 đến cuối 2020 chỉ có 600 MW điện than (1 tổ máy) được vận hành. Vậy con số 1.700 MW/năm trong Dự thảo quy hoạch Điện VIII đưa ra liệu có mang tính khả thi? Mặt khác, nhược điểm của nhiệt điện than còn gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

"Vì những hạn chế trên, tôi cho rằng không nên phát triển thêm mới các nhà máy nhiệt điện than trong thập kỷ tới, vì cùng một thời điểm, nguồn điện từ năng lượng tái tạo đã phát triển vượt kế hoạch lên tới 205%, đạt 12000 MW năng lượng tái tạo đã đi vào vận hành. Đây là nguồn năng lượng sạch, nên ưu tiên phát triển, mặc dù có xảy ra bất cập do thiếu kiểm soát nhưng điện mặt trời vẫn là phương án tốt nhất để cứu cánh bù đắp sản lượng điện thiếu hụt, từ các dự án chậm tiến độ " - ddại diện một doanh nghiệp chia sẻ.

Góp ý về Dự thảo Quy hoạch điện VIII, các chủ đầu tư cho rằng, cần khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời là hướng đi đúng đắn, vì năng lượng mặt trời phân tán tốt, đáp ứng phụ tải tại chỗ.

Để đảm bảo nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển bền vững, các Bộ ngành cần có thêm phương pháp kiểm soát, thanh tra, báo cáo cập nhật kịp thời về công suất để đánh giá về phụ tải và công suất truyền tải của hệ thống lưới điện từng địa phương. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động trong chiến lược phát triển dự án mà còn đảm bảo được sự cạnh tranh trong môi trường đầu tư.  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần có bài toán giám sát, quản lý tổng công suất nguồn điện tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711623530 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711623530 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10