Cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản

GIA NGUYỄN 17/06/2024 03:50

Cùng với bất cập về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản, góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, một số ý kiến đề xuất, cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ…

>> Cân nhắc quy định về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, dự kiến được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra và xem xét thông qua vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). Dự thảo gồm 117 Điều và được bố cục thành 12 Chương, tăng 1 Chương và 31 Điều so với Luật Khoáng sản năm 2010.

Dự thảo gồm 117 Điều và được bố cục thành 12 Chương, tăng 1 Chương và 31 Điều so với Luật Khoáng sản năm 2010 - Ảnh minh họa: ITN

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản gồm 117 Điều và được bố cục thành 12 Chương, tăng 1 Chương và 31 Điều so với Luật Khoáng sản năm 2010 - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, mặc dù đánh giá cao những đề xuất được cơ quan soạn thảo luật hóa, thế nhưng, bên cạnh những điểm tích cực, vẫn còn đó những vướng mắc, tồn tại. Cụ thể, ngoài những bất cập, hạn chế liên quan đến quy định về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản, góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, theo chuyên gia, cần cân nhắc đến quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản.

Nhìn nhận về quy định đã nêu, Ths. Luật sư Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, Điều 51 Dự thảo, quy định về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, theo đó, 1 - Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản.

2 - Hết thời hạn ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân đã thăm dò không gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.

>> Hiện thực hóa nền công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại

Cùng với bất cập về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản, góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, một số ý kiền đề xuất, cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ - Ảnh minh họa: ITN

Cùng với bất cập về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản, chuyên gia đề xuất, cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ - Ảnh minh họa: ITN

Ngoài ra, khoản 4 Điều 116 quy định chuyển tiếp đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản: “Trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản trước thời điểm Luật này có hiệu lực, trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực có nghĩa vụ hoàn thiện, nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật này. Hết thời hạn nêu trên, tổ chức, cá nhân không gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản”.

Tuy nhiên, quy định này vẫn còn đó những bất cập, vướng mắc. Cụ thể, mặc dù có quy định ưu tiên cho chủ thể đã thăm dò khoáng sản và đã được phê duyệt trữ lượng nhưng do giới hạn trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả phê duyệt trữ lượng trong khi thực tế xuất hiện nhiều tình huống bất khả kháng ngoài sự kiểm soát của các chủ thể đã cấp giấy phép thăm dò, ví dụ như Chính phủ, Thướng tướng Chính phủ yêu cầu hạn chế tạm thời việc khai thác, xuất khẩu khoáng sản để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc một số loại khoáng sản có đặc thù phải nghiên cứu đánh giá về thị trường, ảnh hưởng của môi trường đến việc khai thác nên việc tạm hoãn này nếu có sẽ ảnh hưởng đến thời hạn thực hiện quyền ưu tiên của doanh nghiệp đã cấp phép thăm dò.

“Do đó, cần có quy định để xử lý cho tình huống trên, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp thăm dò”, vị chuyên gia này bày tỏ.

Đồng thời đề xuất, sửa đổi nội dung Điều 51 và khoản 4 Điều 116 theo hướng, 1 - Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, trừ trường tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc sự bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

2 - Hết thời hạn ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân đã thăm dò không gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác phải hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 116 quy định chuyển tiếp đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản “Trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản trước thời điểm Luật này có hiệu lực, trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực tổ chức, cá nhân đã thăm dò khoáng sản có nghĩa vụ hoàn thiện, nộp hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật này. Hết thời hạn nêu trên, tổ chức, cá nhân không gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với khu vực mà mình đã thăm dò thì mất quyền ưu tiên đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trừ trường tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc sự bất khả kháng theo quy định của pháp luật”.

Cùng với các vấn đề đã nêu, Luật sư Tuấn cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số nội dung liên quan đến quy định về: Khu vực không đấu giá quyền khai thác (khoản 2 Điều 104); Hủy kết quả trúng đấu giá (Điều 110 Dự thảo); Quy định liên kết, hợp tác trong khai thác khoáng sản và việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý tài sản công (điểm l khoản 1 Điều 62); Quy định về giá khởi điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản (khoản 1 Điều 106);…

Có thể bạn quan tâm

  • Cân nhắc quy định về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản

    Cân nhắc quy định về công suất, ranh giới khai thác khoáng sản

    04:00, 16/06/2024

  • ĐBQH “truy” đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    ĐBQH “truy” đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    13:25, 04/06/2024

  • Khoanh vùng để dự trữ khoáng sản quốc gia

    Khoanh vùng để dự trữ khoáng sản quốc gia

    10:16, 04/06/2024

  • Cần luật hoá cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản

    Cần luật hoá cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản

    10:03, 04/06/2024

  • Từng bước lập lại trật tự trong khai thác khoáng sản

    Từng bước lập lại trật tự trong khai thác khoáng sản

    04:13, 04/06/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cân nhắc quy định về ưu tiên nộp hồ sơ với doanh nghiệp đã thăm dò khoáng sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO