Cần có bài toán vận chuyển đa phương thức, nhanh chóng, tiết kiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh và tận dụng tối đa lợi thế từ EVFTA cho nông sản Việt.
Ông Lý Thái Hưng – Giám đốc Công ty TNHH Hưng Cúc:
Phương án vận chuyển nông sảnthông dụng nhất hiện nay còn theo phương thức truyền thống là đường bộ, khiến chi phí bị đội giá rất cao cho doanh nghiệp. Nếu có phương án tốt hơn cho logistics nông sản thì đây là động lực thu hút khá đông doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Do đó tôi cho rằng cần tận dụng phương án đường biển do chi phí tiết kiệm, thích hợp với vai trò vận chuyển hàng hoá sang các thị trường xa, có tính thời vụ thấp. Tiếp theo là vận tải đường sắt cũng là phương thức linh hoạt nhất cho thị trường nông sản.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics, vận chuyển đa phương thức ở lĩnh vực này cũng cần nắm rõ các quy định của từng thị trường tiêu thụ (nhập và xuất khẩu) của khách hàng để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho phù hợp. Đối với quy trình vận chuyển từ các tỉnh xa cửa khẩu, cảng biển, doanh nghiệp logistics cần đầu tư kho lạnh bảo quản để đảm bảo chất lượng hàng hoá trước khi giao cho đối tác.
Trước tình hình trên, Chính phủ cần xem xét có bài toán để tối ưu hóa vai trò lợi thế của ngành này cho lĩnh vực nông sản Việt như quy hoạch, nâng cấp, đồng bộ cơ sở hạ tầng, để tận dụng vai trò công suất dư thừa của ngành đường sắt, đường thuỷ vào quá trình phục vụ đẩy mạnh khai thác chức năng vận tải hàng hóa.
Đồng thời đây cũng là một trong những tín hiệu tích cực cho thấy phát triển logistisc đang có triển vọng hơn khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Tuy nhiên ngành đường sắt cần thay đổi hơn nữa để bắt kịp cơ hội chuyển đổi này.
Có thể bạn quan tâm
Hàng nông sản Việt Nam khó vươn ra thế giới vì chi phí logistics
05:02, 10/09/2020
Thành công nhờ sản xuất nông sản sạch
04:23, 07/09/2020
Nông sản Việt Nam cần cải cách "quy trình" để vào thị trường lớn
05:30, 21/08/2020
Bắc Ninh: Nâng cao giá trị cho nông sản từ thương hiệu, nhãn hiệu
03:35, 13/08/2020
Nông sản vào EU còn rào cản
16:00, 31/07/2020