Cảnh báo về cuộc thâu tóm của vốn ngoại

HOÀNG YẾN 24/01/2021 05:00

Đang có xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ của Việt Nam...

Đó là một phần khuyến nghị trong dự thảo "Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế" để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

 Các nhà đầu tư nước ngoài đang giữ vai trò dẫn dắt và chi phối mô hình kinh doanh chia sẻ trong nước.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang giữ vai trò dẫn dắt và chi phối mô hình kinh doanh chia sẻ trong nước.

Thu hút đầu tư lớn

Báo cáo có nhiều đánh giá chi tiết, cụ thể về sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế chia sẻ ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy phát triển loại hình kinh tế này trong thời gian tới. Theo báo cáo, tuy một số loại hình kinh tế chia sẻ mới bước đầu phát triển nhưng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải trực tuyến và lưu trú khách sạn, ngoài việc tận dụng phương tiện, tài sản nhà rỗi để đưa vào kinh doanh, có một tỷ lệ đáng kể là các phương tiện, tài sản được đầu tư mới cho mục đích kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ. Theo số liệu thống kê các dự án bất động sản do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở, từ năm 2015 đến nay có khoảng trên 58.000 căn hộ officetel đã được đầu tư xây dựng thuộc trên 130 dự án.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, loại hình fintech đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, VNPT… qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp fintech… Các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam. Trong số khoảng 100 công ty P2P lending đã đi vào hoạt động chính thức và đang trong giai đoạn thử nghiệm ở Việt Nam, phần lớn là các công ty của nhà đầu tư nước ngoài (Tima, Trust Circle, Lendomo, Wecash, Interloan…).

d

Tuy một số loại hình kinh tế chia sẻ mới bước đầu phát triển nhưng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Và sự chi phối “có toan tính” của vốn ngoại

Báo cáo của CEIM cũng nêu hiện tượng một số mô hình kinh tế kinh tế chia sẻ có nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm và "lũng đoạn". Thậm chí các tập đoàn nước ngoài chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam (như với Tiki, Sendo…). Các nhà đầu tư nước ngoài giữ vai trò dẫn dắt và chi phối các chủ thể tham gia các mô hình kinh doanh chia sẻ ở trong nước và kết nối với mạng lưới các chi nhánh khác ở nước ngoài.

Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại không theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.

Theo TS. Lưu Đức Khải - Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM), kinh tế chia sẻ cũng có những tác động tiêu cực, tiềm ẩn rủi ro như là huy động đầu tư quá mức; nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ trong nước, lũng đoạn và chi phối thị trường kinh tế chia sẻ; cạnh tranh không công bằng giữa kinh doanh truyền thống và kinh tế chia sẻ; kinh tế chia sẻ còn có những rủi ro về chính sách và pháp lý với các chủ thể tham gia thị trường kinh tế chia sẻ; rủi ro về công nghệ, rủi ro trong giao dịch môi trường ảo và rò rỉ thông tin; rủi ro từ những biến tướng khó lường, khó kiểm soát…

Vì vậy, nếu không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thì có thể dẫn đến hiện tượng bị nước ngoài chi phối hoàn toàn thị phần kinh tế chia sẻ trong nước. Ngoài ra, các đối tác khác của mô hình kinh tế chia sẻ khi không cập nhật được thông tin, công nghệ sẽ trở thành đối tượng yếu thế, mất việc làm… vì không theo kịp hoặc bị hình thức kinh doanh mới thống lĩnh, chiếm thị phần.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế chia sẻ và sự bắt nhịp của tư duy

    Kinh tế chia sẻ và sự bắt nhịp của tư duy

    11:00, 20/12/2020

  • Uber vừa cứu cả nền kinh tế chia sẻ California

    Uber vừa cứu cả nền kinh tế chia sẻ California

    05:08, 06/11/2020

  • Kinh tế chia sẻ: Liệu lợi ích trước mắt có đi cùng định hướng bền vững?

    Kinh tế chia sẻ: Liệu lợi ích trước mắt có đi cùng định hướng bền vững?

    13:19, 26/06/2020

  • Taxi truyền thống 'sống mòn' trong nền kinh tế chia sẻ

    Taxi truyền thống 'sống mòn' trong nền kinh tế chia sẻ

    13:19, 05/06/2020

  • Chia sẻ trong kinh tế chia sẻ

    Chia sẻ trong kinh tế chia sẻ

    04:38, 29/03/2020

  • “Cởi trói” kinh tế chia sẻ: Taxi công nghệ vẫn tốn thời gian và chi phí?

    “Cởi trói” kinh tế chia sẻ: Taxi công nghệ vẫn tốn thời gian và chi phí?

    16:05, 25/02/2020

  • Dừng thí điểm kinh tế chia sẻ (Kỳ I): Taxi công nghệ có được cởi trói?

    Dừng thí điểm kinh tế chia sẻ (Kỳ I): Taxi công nghệ có được cởi trói?

    22:11, 24/02/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cảnh báo về cuộc thâu tóm của vốn ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO