Cạnh tranh Trung - Nhật và cơ hội của ASEAN

Diendandoanhnghiep.vn Các dự án của Nhật Bản tập trung ở ba trong số các nền kinh tế lớn nhất của khu vực là Philippines, Singapore và Việt Nam.

Từ lâu nay, địa chính trị châu Á thường nằm trong sự cạnh tranh quyền lực lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đặc biệt trở nên nhạy cảm tại khu vực Đông Nam Á, nơi một số nhà lãnh đạo các quốc gia luôn nằm trong thế bị giằng co trong tầm ảnh hưởng của hai cường quốc.

Tuy nhiên, điều thường bị bỏ qua trong quan điểm nhị phân này là vai trò quan trọng của Nhật Bản với tư cách là một nền kinh tế quan trọng tại châu lục.

Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, Tokyo đã lấy lại vai trò khu vực của mình, trở thành một lực lượng quyết định với tầm ảnh hưởng lớn hơn. Theo giới phân tích, Nhật Bản nên tiếp tục đóng vai trò đối tác chính và là đầu tàu phát triển của tiểu lục địa này.

Tại Đông Nam Á, nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật vào tiểu lục địa này đã lên đến hàng trăm tỉ USD và góp phần hình thành các nền kinh tế hướng đến xuất khẩu.

Rất nhiều tập đoàn đa quốc gia Nhật đã thành lập các nhà máy sản xuất tại Đông Nam Á trong thập niên 1980, thu hút một lượng đầu tư khổng lồ vào khu vực. FDI của Nhật không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho các quốc gia ASEAN mà còn thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ một cách mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đó, không có gì lạ khi theo một cuộc khảo sát gần đây, Nhật Bản vẫn là cường quốc có uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn tại khu vực ASEAN.

Thậm chí, ở một phương diện nào đó, thông qua các dự án phát triển hệ thống hạ tầng quy mô lớn, và đầu tư sản xuất tại các nền kinh tế mới nổi của khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Phillipines, đất nước mặt trời mọc được xem là động lực của tăng trưởng và công nghiệp hóa trong khu vực trong thời kỳ hậu chiến.

Nhật Bản là đối tác nước ngoài hàng đầu trong chương trình cơ sở hạ tầng

Nhật Bản là đối tác nước ngoài hàng đầu trong chương trình cơ sở hạ tầng "Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng" trị giá 180 tỷ USD của Tổng thống Philippines Duterte.

Tuy nhiên, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã có sự sụt giảm đáng kể trong thị phần đầu tư và thương mại khu vực của Nhật Bản tại ASEAN. Mặc dù vậy, theo giới quan sát, trong một vài năm trở lại đây, Nhật Bản đã trỗi dậy và tạo dựng ra một sự phục hồi đáng kể trong tầm ảnh hưởng kinh tế của quốc đảo này tại ASEAN.

Theo hãng tin Kyodo News, chính sách đối ngoại mới của Nhật sẽ tập trung vào việc thiết lập các quan hệ song phương và đa phương giữa Nhật với các nước châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm ASEAN, Ấn Độ và Úc, nhằm ổn định an ninh khu vực. Việc hợp tác bao gồm cả an ninh, kinh tế và năng lượng.

Tại Việt Nam - động lực tăng trưởng mới của khu vực, Nhật Bản hiện đang đầu tư tại 74 dự án trong các giai đoạn thực hiện khác nhau với trị giá lên tới 209 tỷ USD. Nổi bật trong số các dự án này là tuyến đường sắt cao tốc nối liền giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trị giá 59 tỷ USD.

Tương tự như vậy tại Singapore - quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á, nơi Nhật Bản rót vốn vào 24 dự án lớn. Số lượng dự án của Nhật tại quốc đảo này cao gần gấp đôi so với số lượng dự án của Trung Quốc.

Và tại Indonesia - một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực, quốc gia này đang chuẩn bị chi 40 tỉ USD để mở rộng mạng lưới tàu điện (metro) tại thủ đô Jakarta. Dự án "béo bở" như thế được cho là sẽ khơi dậy màn tranh đấu giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Thậm chí, ngay cả đối với các quốc gia có chế độ thân Trung Quốc nhất của khu vực cũng bắt đầu trở nên hoài nghi về dòng tiền từ Bắc Kinh và có xu hướng chào đón dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, đặc biệt là đối với những dự án quan trọng.

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2016, Tổng thống Philippines thân Bắc Kinh - ông Rodrigo Duterte đã cải tổ mạnh mẽ chính sách đối ngoại vốn được định hướng thân phương Tây, sang các chính sách ngoại giao nồng ấm hơn với Trung Quốc.

Ông Duterte không chỉ tìm cách nới lỏng trong quan hệ quốc phòng giữa Philippine với các quốc gia phương Tây, mà còn hạ thấp các tranh chấp hàng hải với Trung Quốc ở Biển Đông với mục đích thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng nằm trong sáng kiến BRI.

Thế nhưng, gần bốn năm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Duterte, không có nhiều cam kết đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc trở thành hiện thực.

 Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Tedoro Locsin rút ra. "Các cam kết này hầu như không thành hiện thực và nếu đặt trong tương quan so sánh nó với các khoản đầu tư và hỗ trợ chính thức của Nhật Bản thì các khoản đầu tư từ Trung Quốc lại không đáng gì".

Điều quan trọng, Nhật Bản cũng là đối tác nước ngoài hàng đầu trong chương trình cơ sở hạ tầng "Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng" đầy tham vọng của Tổng thống Duterte. Hai trong số các dự án lớn quan trọng nhất của Philippines - dự án tàu điện ngầm trị giá hàng tỷ USD ở Manila và dự án Đường sắt đi lại Bắc - Nam kết nối các khu vực công nghiệp ở Luzon, đều là các dự án do Nhật Bản tài trợ.

Ngược lại, trong số 10 dự án lớn của Trung Quốc tại quốc đảo này, cho đến nay chỉ có Dự án thủy lợi Chico trị giá 60 triệu USD đã hoàn thành các giai đoạn sơ bộ. Trong khi đó, các dự án khác "được coi là không khả thi" sẽ bị hoãn lại.

Vấn đề là nhiều dự án cơ sở hạ tầng mà các nhà thầu Trung Quốc giành được không có tính kinh tế do chi phí tăng cao và khiến các quốc gia liên quan đến Bắc Kinh sa chân vào bẫy nợ.

Đây là thực tế đã xảy ra ở Sri Lanka, vốn đã vay mượn rất nhiều từ Bắc Kinh để các nhà thầu Trung Quốc nâng cấp các cảng biển tại quốc gia này. Khi Sri Lanka không thể hoàn trả các khoản vay, Bắc Kinh được chuyển thành vốn chủ sở hữu, giả định quyền sở hữu và kiểm soát hai cảng lớn của Sri Lanka.

Thực trạng này đã nảy sinh các cáo buộc Trung Quốc tìm cách lôi kéo các quốc gia có vị trí chiến lược vào các bẫy nợ mà sau đó họ tận dụng để giành quyền kiểm soát tài sản chiến lược. Đó là lý do tại sao một số nước Đông Nam Á đã tìm cách đàm phán lại các điều khoản của các dự án mà họ đã giao cho Bắc Kinh.

Trong khi đó, Nhật Bản đã và đang nỗ lực để phát triển tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực ASEAN. Hồi đầu tháng 12 này, Tokyo vừa cam kết cho vay và đầu tư 3 tỷ USD đối với ASEAN để thúc đẩy phát triển tại các khu vực tăng trưởng nhanh.

Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi hôm 2/12 cho biết khu vực công và tư nhân sẽ đóng góp vào nỗ lực của Nhật Bản nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, trao quyền cho phụ nữ và bảo vệ môi trường thiên nhiên trong vòng ba năm tới, từ năm 2020-2022.

Thủ tướng Abe cho biết sẽ tăng gấp đôi khoản cho vay, đầu tư đối với 10 quốc gia ASEAN và mong muốn thu hút sự ủng hộ cho tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "tự do và mở", nhằm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Mặc dù không rõ liệu những động thái này có giúp Nhật Bản mở rộng vị thế dẫn đầu ở Đông Nam Á hay không, nhưng một điều rõ ràng: Cạnh tranh giữa Trung - Nhật để kiểm soát các nguồn lực và các tiền đồn của Đông Nam Á vẫn sẽ tiếp tục!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cạnh tranh Trung - Nhật và cơ hội của ASEAN tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714841738 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714841738 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10