Cấp bách đưa cho vay ngang hàng vào khuôn khổ

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, hoạt động cho vay ngang hàng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả nhà đầu tư và người vay, do đó cần nhanh chóng có một hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động này…

 Các dịch vụ cho vay ngoài ngân hàng nở rộ nhưng hiện nay thiếu vắng hành lang pháp lý cho hoạt động này. Ảnh: Ngọc Phượng

Các dịch vụ cho vay ngoài ngân hàng nở rộ nhưng hiện nay thiếu vắng hành lang pháp lý cho hoạt động này. Ảnh: Ngọc Phượng

>> Cấp bách giải quyết vấn đề thể chế với lĩnh vực P2P Lending

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó, có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending).

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La, cho vay ngang hàng, thường các công ty cho vay mở rộng đối với những người vay có rủi ro cao hơn, đặc biệt cung cấp các khoản vay cho những người vay bị từ chối tín dụng ngân hàng.

Các khoản vay không được bảo đảm bởi bất kỳ tài sản thế chấp hoặc được bảo đảm bởi bên thứ ba bất kỳ, nhà đầu tư có thể mất tiền trong trường hợp người đi vay mất khả năng thanh toán cao hơn so với các hình thức cho vay truyền thống.

Do đó khi người đi vay rơi vào tình trạng không thể hoàn trả được tiền vay vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau thì nhà đầu tư có thể mất vốn một phần hoặc hoàn toàn, làm phát sinh các vụ kiện kéo dài, tạo áp lực rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư pháp tư pháp.

Vấn đề thể chế, hành lang pháp lý quy định cụ thể hoạt động lĩnh vực P2P Lending là vấn đề cấp bách và cần thiết. Hành lang pháp lý cần được ban hành kịp thời, với mục tiêu giúp thị trường phát triển lành mạnh

“Đây là kinh nghiệm và cái giá phải trả khá đắt tại một số nền kinh tế thời gian qua, đặc biệt là tại Trung Quốc”, luật sư Nguyễn Đức Biên chia sẻ.

Một rủi ro nữa theo luật sư Biên, là mô hình P2P Lending mới được hình thành và phát triển gần đây tại Việt Nam, nên nhiều ứng dụng P2P Lending chưa được hoàn thiện, cũng như chưa đáp ứng các tiêu chí về an toàn bảo mật dẫn tới nhiều lỗ hổng bảo mật còn tồn tại trước nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp thông tin, lộ, lọt, rò rỉ dữ liệu tài khoản, có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia. Trường hợp các nền tảng P2P Lending bị mất dữ liệu hoặc các rủi ro công nghệ liên quan thì khả năng người cho vay mất trắng các khoản đầu tư là rất cao (vì không có cơ sở, bằng chứng ghi nhận lại các khoản cho vay mà người cho vay đã tiến hành cho vay).

>> Chờ đợi các “ông lớn” tham gia thị trường P2P Lending

Ngoài ra, P2P Lending tiềm ẩn rủi ro có thể tác động bất lợi làm rối loạn thị trường tài chính đến và gây bất ổn xã hội. Mô hình P2P Lending dễ trở thành công cụ cho một số đối tượng khai thác để trục lợi bằng các hình thức như: hoạt động tín dụng đen trá hình hoặc lừa đảo; dùng tiền nhà đầu tư cho vay nặng lãi…

“Điển hình nhất là vụ án vay qua App lên đến hơn 5.000 tỷ gây thiệt hại lớn đối với người dân thủ đô, đã được Công an TP. Hà Nội triệt phá vào cuối tháng 5/2022”, luật sư Nguyễn Đức Biên nêu ví dụ.

Cần sớm đưa vào “khuôn khổ”

Luật sư Tạ Anh Tuấn – Trưởng Văn phòng Luật Bách Gia Luật và Liên danh cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng (sandbox).

Tuy nhiên, theo vị luật sư này, một số quy định tại dự thảo chưa phù hợp với thực tế, vì cơ chế thí điểm sandbox rất mới, phức tạp chưa từng có tiền lệ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Khuôn khổ pháp lý liên quan đến trung tâm thanh toán, fintech và đặc biệt định danh khách hàng điện tử (eKYC) để giúp cho các trung gian thanh toán (như ví điện tử kết nối vào hệ thống ngân hàng đơn giản, thuận lợi thông qua Napas, tránh việc một ví điện tử phải tự đi kết nối với tất cả ngân hàng sẽ tốn kém thời gian, nguồn lực) chưa được đề cập đến…

Do dó, luật sư Tạ Anh Tuấn cho rằng, việc thiết lập khung pháp lý cho hoạt động P2P Lending phải đảm bảo vừa chi phối, quản lý và kiểm soát được các công ty fintech theo đúng hành lang pháp lý nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức tài chính này không ngừng lớn mạnh và phát triển, tạo ra một kênh tài chính lành mạnh và đầy tiềm năng cho người dân và các doanh nghiệp SME tiếp cận vốn. Cụ thể là giới hạn phạm vi, đối tượng tham gia vào hoạt động cho vay ngang hàng chỉ gồm nhà đầu tư và bên vay là cá nhân, hạn mức khoản vay tối đa. Công khai thông tin về biểu phí, lãi suất cho vay, gói cho vay… để tạo sự tin tưởng của người dùng.

Còn theo luật sư Nguyễn Đức Biên, cần quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động P2P Lending của công ty Fintech đầy đủ và đồng bộ, quy định về các chuẩn mực quản trị rủi ro và tiêu chuẩn hóa các số liệu, minh bạch các thông tin giao dịch để giúp xác định kịp thời tổn thất, góp phần đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Đồng thời quy định về hệ thống chăm sóc khách hàng hoạt động hiệu quả, đúng với quy định của pháp luật.

“Cần có cơ chế cấp phép đối với công ty hoạt động theo mô hình P2P Lending trên cơ sở xác định tiêu chuẩn về vốn tối thiểu, năng lực về công nghệ. Có biện pháp quản lý và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, trách nhiệm của công ty Fintech với nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra đổ vỡ...”, Luật sư Nguyễn Đức Biên kiến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cấp bách đưa cho vay ngang hàng vào khuôn khổ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714357699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714357699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10