Chậm cổ phần hóa: Quy rõ trách nhiệm người đứng đầu

Diendandoanhnghiep.vn Tình hình cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 - 2019 còn chậm, chưa đạt được kế hoạch đề ra khiến áp lực hoàn thành tiến độ dồn vào năm 2020 càng thêm nặng nề.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 3/2020 không có doanh nghiệp nào thực hiện cổ phần hóa

Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ thì kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 là 128 doanh nghiệp. Tuy nhiên trong tháng 3/2020, không có doanh nghiệp nào thực hiện cổ phần hóa.

Lũy kế giai đoạn 2016 - tháng 3/2020, có 174 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.126 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.748 tỷ đồng. Trong 174 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 36/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt 28% kế hoạch, số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 doanh nghiệp.

Nhìn chung tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 là: TP. Hà Nội phải cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (04 Tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP. Hồ Chí Minh cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 06 doanh nghiệp (03 Tập đoàn, 03 Tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 04 doanh nghiệp (03 Tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 02 Tổng công ty.

Về công tác thoái vốn, trong tháng 3/2020, có 02 đơn vị báo cáo tình hình thực hiện thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp với tổng giá trị là 213,4 tỷ đồng, thu về 308,5 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2020, cả nước thoái được 397 tỷ đồng, thu về 772 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 - tháng 3/2020, thoái 25.166 tỷ đồng, thu về 171.844 tỷ đồng.

Trong đó, thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, 03 tháng đầu năm 2020 có 4 DNNN thực hiện thoái vốn với tổng giá trị là 79 tỷ đồng, thu về 220,6 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 - tháng 3/2020, thoái vốn nhà nước tại 96 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 4.783 tỷ đồng, thu về 9.185 tỷ đồng.

Đối với thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài Quyết định số 1232/QĐ-TTg, lũy kế từ năm 2017 đến tháng 3/2020, cả nước đã thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng.

Tình hình thoái vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN theo Đề án cơ cấu lại, trong Quý I/ 2020, các Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 318 tỷ đồng, thu về 551 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2016 - tháng 3/2020, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.597 tỷ đồng, thu về 52.266 tỷ đồng.

Do tình hình triển khai cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn 2016 - 2019 còn chậm, chưa đạt được kế hoạch đề ra nên số lượng doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn trong năm 2020 là rất lớn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh trong 03 tháng đầu năm 2020 làm cho thị trường tài chính chứng khoán sụt giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới và Việt Nam.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu đã đặt ra cho cả giai đoạn 2016 – 2020, trong năm 2020 các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, DNNN cần tập trung vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khẩn trương, quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác cổ phần hóa.

Cụ thể, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp theo chỉ đạo, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017, Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020, Nghị quyết số 73/NĐ-CP ngày 23/9/2019 và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 05/01/2019.

Bên cạnh đó, đề nghị người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo kế hoạch đã đề ra; gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả triển khai công tác cơ cấu lại DNNN, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ đã giao. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kịp thời tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn…

Liên quan đến tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phục vụ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng đã có Công văn số 3199/BTC-QLCS gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác này.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các doanh nghiệp trong Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 (gồm 93 doanh nghiệp) thực hiện rà soát tình hình phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007, Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ để xử lý.

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo kê khai đối với các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp trong Danh mục khẩn trương lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tổ chức thực hiện các nội dung khác (kiểm tra hiện trạng, lấy ý kiến địa phương và các cơ quan có liên quan...) theo quy định.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chậm cổ phần hóa: Quy rõ trách nhiệm người đứng đầu tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714024190 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714024190 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10