Căng thẳng giữa Mỹ và Châu Âu đang có chiều hướng gia tăng khi khu vực này tìm cách đối phó với Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ.
>>Quan hệ Mỹ- Châu Âu "rạn nứt" vì đạo luật IRA và khí đốt
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã lên tiếng kêu gọi EU phải hành động để tái cân bằng sân chơi, nơi IRA hay các biện pháp khác đang tạo ra sự méo mó. Trước đó, Mỹ đã thông qua Đạo luật IRA có tổng ngân sách 430 tỷ USD nhằm tăng tốc quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế ít carbon.
Bà von der Leyen nói EU phải làm việc với Mỹ để giải quyết một số khía cạnh gây lo ngại nhất của đạo luật. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng Brussels cần điều chỉnh các quy định để tạo điều kiện cho đầu tư chuyển đổi vì môi trường và đánh giá lại nhu cầu tài trợ thêm của châu Âu cho quá trình chuyển đổi này.
Đồng quan điểm, Uỷ viên phụ trách Thị trường Nội địa châu Âu Thierry Breton cũng cho biết châu Âu sẽ phải cải thiện khả năng thu hút đầu tư và tính cạnh tranh của các lĩnh vực chiến lược như công nghiệp số và chuyển đổi xanh.
Ông Breton cũng ủng hộ châu Âu xây dựng một kế hoạch tương tự như của Mỹ, trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy thành lập “Quỹ chủ quyền châu Âu” với ngân sách vào khoảng 2% GDP của EU, tương đương với khoảng 350 tỷ euro. Dự kiến, các thông tin liên quan đến kế hoạch này sẽ được công bố trong ít tuần tới.
Có thể thấy, Tổng thống Mỹ đã gây ra sự phẫn nộ mới ở châu Âu về các kế hoạch trợ cấp cho ngành công nghiệp. Sau nhiều tháng chuẩn bị và thảo luận một cách tỉ mỉ trên Đồi Capitol, Đạo luật IRA đã thể hiện nỗ lực lưỡng đảng tốt nhất của Washington cho đến nay nhằm nỗ lực chống biến đổi khí hậu và chuẩn bị cho việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
>>Nguy cơ bùng phát Chiến tranh Lạnh mới Mỹ- Trung
Đạo luật IRA bao gồm khoảng 370 tỷ USD trợ giá cho năng lượng xanh, giảm thuế cho các xe điện do nước này sản xuất. Đạo luật còn hỗ trợ các chi tiêu xã hội để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, sau khi Đạo luật này được ban hành, các quan chức EU đã chỉ trích IRA, coi đây là biện pháp phản cạnh tranh và có thể cướp việc làm tại châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và ôtô.
Điều này cũng cho thấy bất chấp cam kết mới của Washington đối với NATO và việc cung cấp vũ khí và ngân sách khổng lồ để giúp Ukraine tự vệ trước Nga, Mỹ vẫn kiên định tập trung vào điều được coi là thách thức hiện hữu chính của mình: Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, động thái nói trên của EU phản ánh sự bất mãn ngày càng tăng của các đồng minh thân cận nhất của Mỹ và sự chia rẽ của phương Tây, xuất phát từ việc Mỹ đang theo đuổi lợi ích quốc gia của mình mà gây tổn hại cho các nước khác.
Ông Bai Ming, Phó giám đốc Viện nghiên cứu thị trường quốc tế tại Học viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc đánh giá, EU đang không hài lòng với cách làm của Mỹ. Ông Bai cũng cho biết thêm, một số điều khoản trong đạo luật IRA nhằm hạn chế Trung Quốc cũng đã vấp phải sự phản đối của EU do các khoản đầu tư lớn của khối này vào Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Mỹ mới đây (từ 30/11-2/12), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã chấp nhận xem xét điều chỉnh để tạo ra một số ngoại lệ cho châu Âu. Hai bên sẽ tiến hành các cuộc thương thảo cụ thể trong quý 1/2023 để tránh các cuộc kiện tụng và xung đột thương mại song phương
Có thể bạn quan tâm