Nhiều chuyên gia cho rằng sự chậm trễ của Mỹ và phương Tây trong viện trợ cho Ukraine có nguy cơ kéo dài chiến sự Nga- Ukraine.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Thấy gì từ cuộc gặp Nga- Trung?
Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Kiev ngày 20/2 - chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine- đã cam kết “hỗ trợ vô tận” cho Kiev trong chiến sự Nga- Ukraine.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, kịch bản viện trợ cho Ukraine có thể lặp lại là người Ukraine yêu cầu một hệ thống vũ khí, phương Tây từ chối cung cấp, và họ chỉ thay đổi ý định sau khi có sự bất đồng giữa các đồng minh. Điển hình như thông tin vào tháng 1/2023 rằng xe tăng Leopard của Đức và xe tăng Abrams của Mỹ sẽ được chuyển đến Ukraine, nhưng điều đó chỉ xảy ra sau nhiều tháng tranh luận, đỉnh điểm là tối hậu thư từ Đức rằng sẽ chỉ cho phép gửi xe tăng của mình tới Ukraine nếu Hoa Kỳ cam kết gửi xe tăng cùng lúc. Hay như với hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, vốn được Washington coi là “lằn ranh đỏ” đối với Putin, động thái viện trợ vũ khí này này cũng là quá chậm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính sự bất đồng và chậm trễ trong viện trợ vũ khí cho Ukraine đã khiến quốc gia này bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công và có nguy cơ kéo dài chiến sự Nga- Ukraine.
Ông Alina Polyakova, Giám đốc Trung tâm phân tích chính sách châu Âu, cho rằng nếu sự chậm trễ trong viện trợ cho Ukraine tạo điều kiện cho Nga giành được nhiều lợi thế ở Ukraine thì sức mạnh răn đe của Hoa Kỳ và liên minh xuyên Đại Tây Dương có nguy cơ bị suy giảm. “Tuy khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ vẫn còn, nhưng điều đó chỉ mở rộng tới những quốc gia mà Hoa Kỳ có quan hệ đồng minh chính thức. Ngay cả ở đó, các quốc gia như Trung Quốc, Iran và Nga sẽ sớm bắt đầu tìm kiếm những lỗ hổng trong chiếc ô hạt nhân của NATO”, ông Alina Polyakova nhấn mạnh.
Sau hơn một năm chiến sự Nga- Ukraine, có hai sự thật rõ ràng: thứ nhất, việc cung cấp vũ khí ngày càng mạnh mẽ đã không dẫn đến sự leo thang mạnh mẽ của Nga; và thứ hai, sự kiềm chế tương đối của phương Tây đã không ngăn được Nga ném bom các mục tiêu dân sự Ukraine. Đáng chú ý, trong phạm vi các cuộc tấn công của mình, Nga không đẩy mạnh tấn công để đáp trả viện trợ của Mỹ và phương Tây cho Ukraine.
>> Chiến sự Nga- Ukraine: Cuộc chiến ở Avdiivka căng như Bakhmut
“Trên thực tế, Moscow đã không nhắm mục tiêu vào phương Tây hoặc các đường tiếp tế, mà đánh vào khả năng phục hồi của Ukraine. Do đó, khó có thể tranh luận rằng có bất kỳ mối quan hệ nhân quả nào giữa việc cung cấp vũ khí của phương Tây và việc Nga tiến hành chiến tranh - ngoại trừ ở một khía cạnh”, ông Alina Polyakova nhấn mạnh.
Thật không may, tốc độ ngày càng tăng của việc cung cấp vũ khí và các cuộc thảo luận rất công khai về việc cung cấp loại vũ khí nào và khi nào cung cấp đã cho quân đội Nga thời gian để điều chỉnh chiến lược tấn công cho phù hợp. Nếu đảo ngược cách tiếp cận đó, Ukraine sẽ giành được nhiều lợi thế hơn trên chiến trường.
Theo ông Alina Polyakova, Mỹ và phương Tây nên học theo gợi ý từ Vương quốc Anh và bắt đầu huấn luyện các lực lượng Ukraine ngay bây giờ để sử dụng đầy đủ các loại vũ khí mà phương Tây cung cấp. Trước mắt, phương Tây nên đưa ra một cam kết đáng tin cậy để cung cấp cho Ukraine mọi hỗ trợ quân sự khả thi trong khung thời gian ngắn nhất có thể.
Tuy nhiên, ông Alina Polyakova cho rằng, một số loại vũ khí sẽ vĩnh viễn không được viện trợ và không nên bàn đến, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt và vũ khí bị luật pháp quốc tế cấm. Tuy nhiên, đối với mọi thứ khác, Mỹ và phương Tây nên chuẩn bị hậu cần để cung cấp ngay bây giờ cho Ukraine. Có như vậy, Ukraine mới sớm giành lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Trong hơn 1 năm qua, sự chậm trễ của Mỹ và phương Tây trong viện trợ vũ khí cho Ukraine đã tạo điều kiện cho Nga kéo dài cuộc chiến này, đồng thời khiến Nga tin rằng việc viện trợ sẽ có lúc bị chấm dứt. Tuy nhiên, cho đến nay, Ukraine vẫn trụ vững, còn Nga vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra khi phát động chiến sự ở Ukraine. Thay vào đó, chiến sự Nga- Ukraine đã trở thành điều mà Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg mô tả là “cuộc chiến tiêu hao sức lực” và không có hồi kết rõ ràng.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: Vấn đề của Nga và thách thức với Mỹ
04:30, 20/03/2023
Chiến sự Nga- Ukraine: Sắp có hòa đàm?
04:00, 17/03/2023
Chiến sự Nga- Ukraine sẽ khơi dậy chạy đua hạt nhân?
04:00, 15/03/2023
Nga có nguy cơ mất cơ hội cường quốc vì chiến sự Nga- Ukraine
04:30, 14/03/2023
Tại sao Nga muốn kéo dài chiến sự Nga - Ukraine?
04:30, 10/03/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Sắp có màn đọ vũ khí tối tân
04:30, 09/03/2023