Chiến sự Nga- Ukraine: Quyền kết thúc xung đột thuộc về ai?

Diendandoanhnghiep.vn Sau hơn một năm chiến sự Nga- Ukraine, một thực tế đã được chứng minh rằng chiến tranh sẽ không sớm kết thúc.

Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu nào cho thấy muốn hòa đàm

Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu nào cho thấy muốn hòa đàm

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Nga đang dần rút khỏi Bakhmut?

Nga thiếu khả năng để đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào, trong khi Ukraine cũng gặp hạn chế với những tổn thất về người và vật chất của đất nước. Quan trọng hơn, cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều không quan tâm đến các cuộc hòa đàm. Với sự bế tắc rõ ràng, câu hỏi đặt ra là hai nhà lãnh đạo sẽ quyết định chiến đấu trong bao lâu?

Lý do mà ông Zelensky và đất nước của ông tiếp tục chiến đấu rất rõ ràng: nếu không làm như vậy, Ukraine sẽ không còn tồn tại. Còn nhớ vào tháng 9/2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nói rõ: “Nếu Nga ngừng chiến đấu, chiến sự Nga-Ukraine sẽ kết thúc. Nếu Ukraine ngừng chiến đấu, Ukraine sẽ mất tất cả”.

Về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông vẫn giữ quan điểm Ukraine là một phần “vùng đất lịch sử” của Nga. Ông tin rằng phương Tây cuối cùng sẽ mệt mỏi với sự cuộc chiến dẫn đến sự hỗ trợ quân sự ít hơn cho Kiev. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sẽ tới lúc ông Putin sẽ tìm cách thoát khỏi cuộc xung đột với Ukraine. Bởi tương vong của quân đội Nga đang lên tới gần 200.000 người. Mức sống của nhiều người Nga đang giảm sút và nền kinh tế Nga dự kiến chỉ tăng trưởng 0,3% trong năm nay sau khi giảm 2,2% vào năm ngoái. Tóm lại, chiến tranh càng lâu, nước Nga sẽ càng tệ hơn.

Theo ông Andrea Kendall Taylor, Giám đốc Chương trình An ninh xuyên Đại Tây Dương (Mỹ), con đường hứa hẹn nhất để ngăn chặn chiến tranh là thông qua sự hỗ trợ lớn hơn của Mỹ và châu Âu đối với Kiev. Cung cấp thêm hỗ trợ có thể giúp Ukraine giành được chiến thắng quân sự quyết định, khiến động cơ cá nhân của ông Putin không còn phù hợp. Và ngay cả khi Ukraine xác định rằng không thể trục xuất hoàn toàn lực lượng Nga khỏi lãnh thổ, thì việc định vị Kiev để đe dọa Nga bằng một thất bại rõ ràng trên chiến trường sẽ buộc ông Putin phải tham gia vào các cuộc đàm phán về các điều khoản có lợi hơn cho Ukraine. 

“Chính trị trong nước không những định hình động cơ gây chiến mà còn hướng các nhà lãnh đạo đến quyết định kết thúc chúng. Đối với ông Putin, cuộc chiến ở Ukraine đã làm phức tạp đáng kể khả năng điều hành đất nước của ông. Bên cạnh đó, dù rất khó để đánh giá thái độ thực sự của người Nga về cuộc chiến, nhưng cuộc thăm dò của Trung tâm Levada cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Putin đã tăng 10 điểm sau khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu và vẫn ở mức cao”, ông Andrea Kendall Taylor cho biết.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Bao giờ đến hồi kết?

Tất nhiên, có những thách thức đi kèm nếu chiến sự Nga- Ukraine kéo dài. Ví dụ, tình trạng trì trệ kinh tế và thương vong gia tăng có thể làm gia tăng sự phản đối đối với ông Putin. Nhưng nếu Nga bị đánh bại rõ ràng – chẳng hạn như mất các phần lãnh thổ mà Moscow đã nắm giữ trước khi phát động chiến sự ở Ukraine– thì nỗ lực của ông Putin có thể vô ích.

Viện trợ của Mỹ cho Ukraine.

Viện trợ của Mỹ cho Ukraine.

Nghiên cứu của các nhà khoa học chính trị Giacomo Chiozza và Hein Goemans đã phát hiện ra rằng, khoảng nửa số nhà lãnh đạo thua trận có nguy cơ giảm hoặc thậm chí mất quyền lực. Và với ông Putin, điều này cũng không ngoại lệ nếu Nga không giành được chiến thắng trong chiến sự tại Ukraine. 

Ông Putin đã thực hiện các bước để cố gắng giảm số rủi ro này. Ví dụ, ông đã tránh trình bày rõ ràng mục tiêu của mình ở Ukraine, tạo ra sự mơ hồ. Đối với mục đích của ông, một trận hòa có thể là đủ. Tuy nhiên, trước khi ông Putin sẵn sàng đồng ý với một cuộc hòa đàm, thì Nga phải chịu thất bại nào đó trên chiến trường Ukraine.

Hầu hết các cuộc chiến đều diễn ra nhanh chóng, chỉ kéo dài trong vài tháng. Nhưng những cuộc chiến dài hơn một năm có xu hướng kéo dài hơn một thập kỷ. Chiến sự Nga-Ukraine có thể sẽ giống với tiền lệ lịch sử này. Một cuộc xung đột kéo dài như vậy đặt ra những rủi ro nghiêm trọng cho Ukraine và phương Tây. Một cuộc chiến tranh kéo dài không chỉ làm gia tăng thương vong và tàn phá đất nước Ukraine, mà còn làm giảm sự viện trợ của Mỹ và phương Tây cho Ukraine, giúp Nga có thể mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ của mình đối với Ukraine.

Theo các chuyên gia, chính ông Putin với tư cách là một nhà lãnh đạo vĩ đại của Nga đã khơi mào chiến sự Nga- Ukraine, thì ông sẽ quyết định kết thúc nó. Tuy nhiên, Ukraine cũng muốn giành lại tất cả các phần lãnh thổ đã mất, nên dù Nga tuyên bố kết thúc chiến sự, thì Ukraine có thể vẫn sẽ phản công để đòi lại lãnh thổ, trừ khi Mỹ và phương Tây ngừng viện trợ cho Ukraine.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga- Ukraine: Quyền kết thúc xung đột thuộc về ai? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714073839 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714073839 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10