Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó xử của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Chuyến thăm đầy bất ngờ của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Kiev đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó xử.

>>Căng thẳng Mỹ- Trung nóng hơn vì chiến sự Nga- Ukraine

Binh sĩ Ukraine bắn pháo về phía lực lượng Nga tại một điểm giao tranh gần Bakhmut, vùng Donetsk, ngày 24/1. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine bắn pháo về phía lực lượng Nga tại một điểm giao tranh gần Bakhmut, vùng Donetsk, ngày 24/1. Ảnh: Reuters

Chuyến thăm Ukraine của nhà lãnh đạo Mỹ diễn ra ngay sau cuộc tranh cãi song phương không đáng có về một “khinh khí cầu gián điệp” của Trung Quốc trong không phận Hoa Kỳ, cũng như lời ám chỉ của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng Trung Quốc đang “cân nhắc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga”.

Có thể thấy, các động thái của Mỹ dường như đã khiến Trung Quốc khó chịu. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, có khả năng Trung Quốc sắp quyết định có nên nâng cấp quan hệ với Nga hay không khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sớm lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga.

Đây có lẽ sẽ là quyết định ngoại giao quan trọng nhất đối với Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, đặc biệt nếu Trung Quốc chọn hỗ trợ cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Theo các nhà phân tích, cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc rất khó có khả năng sẽ gửi vũ khí sát thương để hỗ trợ Nga trong chiến sự Nga- Ukraine nhưng nước này sẽ không từ bỏ mối quan hệ với Nga hoặc có thể ngừng cung cấp các vật liệu lưỡng dụng có được thông qua bên thứ ba.

Ông Zhou Chenming, một nhà nghiên cứu của tổ chức cố vấn khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: “Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ với phương Tây. Do đó, Trung Quốc sẽ tránh các hành động gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại phương Tây, bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu”, ông Zhou nói.

Ông cho biết thêm rằng cảnh báo của ông Blinken có thể được coi là một biện pháp răn đe chiến lược để ngăn chặn mọi khả năng cung cấp vũ khí của Bắc Kinh. Mặc dù cho đến nay, Bắc Kinh đã thận trọng tránh cung cấp vũ khí và các hỗ trợ đáng kể khác cho Moscow, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa có buổi trao đổi chính thức nào với Tổng thống Nga.

>> Kho vũ khí cạn kiệt, Mỹ và phương Tây "hiến kế" cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và ông Vương Nghị tại New York ngày 23/9/2022. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và ông Vương Nghị tại New York ngày 23/9/2022. Nguồn: AFP

Đồng quan điểm, cựu Đại tá cấp cao của Quân đội Trung Quốc Zhou Bo nhận định, những cảnh báo của các quan chức Mỹ đưa ra trong những ngày gần đây mặc dù không có cơ sở, nhưng cho thấy phương Tây lo lắng rằng Trung Quốc sẽ chính thức đứng về phía Nga.

Ông Bo cũng chỉ ra, với việc ngày càng nhiều vũ khí phương Tây chảy vào Ukraine, Moscow sẽ càng chịu nhiều áp lực hơn trong việc yêu cầu Bắc Kinh giúp đỡ. Và Bắc Kinh cũng không thể ngăn chặn khả năng Moscow có thể mua vũ khí và thiết bị của Trung Quốc từ bên thứ ba.

Một số báo cáo gần đây nói rằng cả quân đội Nga và Ukraine đều đang sử dụng các phương tiện bay không người lái dân sự của Trung Quốc như máy bay không người lái của DJI Mavic để giám sát và thực hiện các cuộc tấn công quân sự.

Mặc dù DJI Technology tuyên bố, máy bay không người lái của họ không được thiết kế cũng như không được bán cho mục đích quân sự, nhưng Bắc Kinh và DJI không thể loại trừ khả năng Moscow và Kiev mua lại thông qua bên thứ ba.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, một khi có bất kỳ trường hợp nào xảy ra, Bắc Kinh và các doanh nghiệp liên quan nên làm rõ quan điểm của họ và giúp điều tra thêm để ngăn chặn những tình huống tương tự xảy ra.

"Xét cho cùng, đây không phải là cuộc chiến để Trung Quốc tham gia", chuyên gia Zhou Bo đánh giá và nhấn mạnh, nếu Bắc Kinh tự ràng buộc mình vào chiến sự Nga- Ukraine trong thời điểm nhạy cảm này sẽ làm hỏng nỗ lực của chính họ nhằm giảm bớt căng thẳng với Mỹ và phương Tây, đặc biệt là khi quốc gia này đang tăng cường thể hiện vai trò trung lập nhằm giải quyết cuộc chiến tại Ukraine".

Khi mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ chạm đáy vì sự cố khinh khí cầu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng không nên đẩy châu Âu ra xa hơn bằng cách bị coi là bên cung cấp vũ khí sát thương cho Nga.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó xử của Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713602892 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713602892 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10