Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine sắp tấn công Crimea?

NGỌC ANH 10/12/2022 04:10

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Vladimir Gavrilov đã từng tuyên bố rằng quân đội nước này có thể tiến vào Crimea vào cuối tháng 12 này. Vậy thực hư thế nào?

Sáng 8/10 một chiếc xe tải chở nhiên liệu đã phát nổ trên cầu Crimea khiến một đoạn cầu bị sập.

Một chiếc xe tải chở nhiên liệu đã phát nổ trên cầu Crimea khiến một đoạn cầu bị sập.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine đủ sức lấy lại Crimea?

Kherson chưa thể là dấu chấm hết cho cuộc phản công thành công của Ukraine. Mục tiêu xa hơn của Ukraine là bán đảo Crimea. Ngay cả Điện Kremlin cũng cho biết Ukraine có thể sẽ tấn công Crimea, sau khi quân đội Nga bắn hạ một máy bay không người lái gần thành phố cảng Sevastopol.

Nếu Crimea vẫn nằm trong tay Nga, bán đảo này sẽ đe dọa an ninh của Ukraine. Bởi bán đảo Crimea không chỉ là một bàn đạp cho Nga hướng về Biển Đen mà còn hướng về thủ đô Kiev. Đặc biệt, Crimea cho phép Nga phong tỏa Ukraine bằng hải quân, một điểm gây áp lực kinh tế lớn trong cuộc chiến. Ngoài ra, Crimea là nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen của Nga trong hơn hai thế kỷ. 

Nga có thể chịu thua ở Kherson, thậm chí ở Donbass, hoặc những nơi khác ở Ukraine, nhưng sẽ tìm mọi cách giữ lấy Crimea vì lý do trên. Do đó, nếu Ukraine tấn công giành lại Crimea, sẽ làm cho chiến sự Nga- Ukraine trở nên căng thẳng hơn nhiều và đặt ra rất nhiều thách thức đối với Ukraine trong trường hợp quốc gia này chiếm lại Crimea.

Thứ nhất, sống theo luật pháp Nga, nhiều cư dân Crimea đã coi mình là công dân Nga. Nếu chiếm được Crimea, những người lính Ukraine có thể được coi là những người giải phóng, nhưng họ sẽ không được chào đón bởi người dân Crimea. 

Thứ hai, chiếm lại Crimea có khả năng dẫn tới sự rạn nứt trong liên minh hỗ trợ Ukraine. Trong suốt chiến sự Nga- Ukraine, Ukraine và các đối tác phương Tây đã đạt được mức độ gắn kết đáng kể, mặc dù vẫn có những khác biệt. Ukraine đang chiến đấu vì sự sống còn của mình và muốn phương Tây tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến. Nếu chiếm lại Crimea đồng nghĩa với việc Ukraine đã tấn công lãnh thổ Nga. Điều này rất dễ dẫn tới việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả, trong khi đó phương Tây luôn lo ngại về sự leo thang với một nước Nga có vũ khí hạt nhân.

Cho đến nay, các quốc gia hỗ trợ Ukraine đã khôn ngoan tránh tuyên bố các mục tiêu chiến tranh cụ thể, tạo cho Ukraine không gian tối đa để điều động. G7 đã đưa ra một thông cáo chung vào tháng 10 vừa qua kêu gọi “một nền hòa bình công bằng”. Tuy nhiên, nền hòa bình chính đáng này có thể đạt được bằng cách đẩy Nga ra khỏi Ukraine (bao gồm cả Crimea) thông qua các biện pháp quân sự hay bằng cách đàm phán một giải pháp có liên quan đến các thỏa hiệp với ông Putin?

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Nga trước thách thức bảo vệ Crimea

Về lý thuyết, việc nhanh chóng tiếp quản Crimea có thể đảm bảo Ukraine chống lại việc Nga sử dụng bán đảo này làm bàn đạp trong tương lai, chấm dứt chiến tranh theo các điều kiện của Ukraine. Tuy nhiên, điều này sẽ có nguy cơ leo thang chiến tranh hạt nhân, và Ukraine sẽ phải trả giá rất đắt trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn ở các vùng khác của đất nước.

Crimea có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với cả Nga và Ukraine.

Crimea có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với cả Nga và Ukraine.

Bà Liana Fix, Chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, cho rằng sẽ là khôn ngoan nếu Ukraine cô lập binh lính Nga ở Crimea mà không tìm cách tái chiếm bán đảo này. Chiến lược này sẽ mang lại cho Kiev một vị thế vững chắc trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Nga. 

“Trong khi chờ đợi, củng cố hệ thống phòng thủ chống tên lửa và máy bay không người lái, Ukraine nên đặt mục tiêu phá bỏ cây cầu nối đất liền với Crimea. Nếu quân đội Ukraine thực hiện được điều này, họ có thể chia rẽ lực lượng của Nga ở phía Nam và phía Đông bằng cách tiến tới Melitopol và Biển Azov. Việc Nga mất quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ này, sẽ làm tăng thêm sự bất ổn chung cho quân đội Nga ở Ukraine”, bà Liana Fix nhấn mạnh.

Đến nay, chiến sự Nga- Ukraine đã gây tổn thất rất nặng nề đối với cả Nga và Ukraine. Trong đó, chiến sự này đã khiến kinh tế Nga bị tổn thương nặng nề và làm chậm quá trình hiện đại hóa quân sự bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt. Đặc biệt, chiến sự Nga- Ukraine đã nuôi dưỡng ý trí mạnh mẽ về quyền sở hữu quốc gia ở Ukraine, và nó đã củng cố đáng kể liên minh xuyên Đại Tây Dương mà Ukraine hiện là một thành viên. 

“Theo thời gian, những điểm yếu sẵn có của Nga ngày càng lớn, trong khi Mỹ và phương Tây giúp Ukraine củng cố quân đội và trang bị thêm nhiều vũ khí tối tân. Khi đó, các lựa chọn mới để giải quyết vấn đề Crimea sẽ mở ra”, bà Liana Fix nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Crimea lại phát nổ, chiến sự Nga- Ukraine căng thẳng hơn

    Crimea lại phát nổ, chiến sự Nga- Ukraine căng thẳng hơn

    03:11, 17/08/2022

  • Crimea và “lằn ranh đỏ” của Nga

    Crimea và “lằn ranh đỏ” của Nga

    05:00, 12/08/2022

  • Ukraine quyết tâm chiếm lại bán đảo Crimea

    Ukraine quyết tâm chiếm lại bán đảo Crimea

    14:46, 10/08/2022

  • Nga sẽ sử dụng “mô hình Crimea” với Ukraine

    Nga sẽ sử dụng “mô hình Crimea” với Ukraine"

    05:10, 27/07/2022

  • Ukraine có thể giành lại Donbass và Crimea?

    Ukraine có thể giành lại Donbass và Crimea?

    05:14, 16/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine sắp tấn công Crimea?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO