Amazon, Walmart và Target đang thực hiện một cách “lấy lòng” mới với các khách hàng thân thiết của mình.
Nước Mỹ đã đi qua những kỳ nghỉ lễ và mua sắm rầm rộ. Giờ đây, một số nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ đang phải xử lý việc “trả hàng và hoàn lại tiền” với những món đồ mà người tiêu dùng cảm thấy không ưng ý và đòi trả lại.
Walmart, Target và Amazon đang tung ra một chiêu bài mới trong việc lấy lòng khách hàng. Đó chính là việc “vẫn hoàn tiền nhưng yêu cầu khách hàng giữ lại những mặt hàng này”.
Tất nhiên, những thứ đó không phải là những chiếc TV hay là máy tính. Các công ty này đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để cân nhắc xem việc xử lý lợi nhuận có hợp lý về mặt kinh tế hay không. Đối với những mặt hàng rẻ tiền hoặc những mặt hàng lớn sẽ phải chịu phí vận chuyển cao, họ tặng luôn cho khách hàng mà không đòi lại.
Một chính sách tiếp cận tương đối mới, được phổ biến bởi Amazon, Walmart và một số chuỗi khác, đang được áp dụng rộng rãi hơn trong đại dịch COVID-19, khi sự gia tăng mua sắm trực tuyến buộc các công ty phải suy nghĩ lại cách họ xử lý hàng trả lại.
Đại dịch COVID-19 đang khiến người Mỹ phải ở lại nhà, ngày càng ít người mạo hiểm đến các cửa hàng để mua sắm hàng hóa. Và ngày càng có nhiều người mua những thứ chỉ để “thử”. Họ không có ý định thực sự mua hoặc có mua mà không ưng ý nên họ “đòi” các nhà bán lẻ hoàn lại tiền và trả lại hàng.
Các nhà bán lẻ như Walmart, Amazon hay là Target đều có những công ty chuyên để xử lý các mặt hàng hoàn trả. Tuy nhiên, trên thực tế, có những món hàng tiền vận chuyển còn cao hơn cả giá trị của nó. Điều này khiến các nhà bán lẻ cần suy nghĩ lại.
Narvar là một công ty chuyên xử lý hoàn trả như vậy. Theo báo cáo của họ, lợi nhuận trực tuyến đã tăng vọt 70% vào năm 2020. Amit Sharma, giám đốc điều hành của Narvar, chuyên xử lý hàng cho các nhà bán lẻ, cho biết: “Chúng tôi đang nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề này và cái cách mà các nhà bán lẻ xử lý đang nhận được rất nhiều cảm tình từ phía khách hàng”.
Rick Faulk, Giám đốc điều hành của Locus Robotics, một công ty tương tự cho rằng, chi phí lớn nhất liên quan đến việc xử lý hàng trả lại là chi phí vận chuyển: “Nhà bán lẻ có thể tiết kiệm chi phí từ 15% đến 20% nếu để lại món đồ đó cho khách hàng tiềm năng”.
Rõ ràng cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số bán hàng trực tuyến, không có gì ngạc nhiên khi các nhà bán lẻ lớn đang xem xét lại chi phí xử lý hàng trả lại và vấn đề phát sinh chi phí vận chuyển.
Và cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi khách hàng rất thích thú được giữ những món đồ mà họ không phải trả tiền. Tuy vậy, không phải khách hàng nào cũng được nhận chính sách ưu đãi này, chỉ có các khách hàng với lịch sử mua sắm lâu dài và trung thành mới nhận chính sách này.
Lorie Anderson ở Vancouver, Wash, đã rất ngạc nhiên và thích thú khi cô ấy cố gắng trả lại các giao dịch mua đồ trang điểm trực tuyến tại Target và pin từ Walmart. Các chuỗi đã hoàn lại tiền cho cô ấy nhưng lại bảo cô ấy giữ các món đồ.
Một người phụ nữ ở Philadelphia nói với The Journal rằng cô ấy đã cố gắng trả lại một món đồ nhỏ cho Walmart nhưng họ đã bảo cô giữ lại món đồ đó. Điều này đang khiến cô cảm thấy thú vị.
Có thể bạn quan tâm
Cách Amazon trở thành công ty 1.000 tỷ USD: Suốt 25 năm sao chép sản phẩm của các nhà buôn
11:35, 24/12/2020
Amazon tiếp tục “đại chiến” Microsoft!
11:05, 16/12/2020
Còn gì Amazon không thể làm?
05:02, 19/11/2020
Đến lượt Walmart cũng đua livestream TikTok
05:08, 20/12/2020
Thỏa thuận giữa TikTok, Oracle và Walmart có gì?
04:13, 26/11/2020
Gia tộc Walmart đầu tư vào startup thử nghiệm COVID-19 tại nhà
04:51, 23/11/2020