Chợ chứng khoán ngày 7/7: Không dễ săn “sale”, lệnh vào các CTCK vẫn lỗi

LÊ MỸ 07/07/2021 15:34

Nhà đầu tư không mong đợi thị trường sẽ tiếp tục rơi vào trạng thái “sale off” giá cổ phiếu sâu như phiên giao dịch ngày hôm qua. Và mong đợi đã được đền đáp.

Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 7/7 với sự hồi phục mạnh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, các chỉ số cũng tăng điểm trở lại. Làn sóng dâng cao với các lệnh mua bị giằng co với áp lực bán xoay quanh các mã vốn hóa lớn. Đã có lúc VN-Index tăng hơn 12 điểm nhưng lại cũng có thời điểm đảo chiều giảm đến hơn 15 điểm.

VN-Index khép phiên đẹp trong sắc xanh dù vẫn có trục trặc hệ thống tại HoSE và nhiều nhà đầu tư

VN-Index khép phiên đẹp trong sắc xanh dù vẫn có trục trặc hệ thống tại HoSE và nhiều nhà đầu tư "chim sợ cành cong" chưa dám giải ngân mạnh (nguồn: HSX)

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index hôm nay tăng 33,76 điểm, tương đương 2,49%, chỉ số HNXIndex tăng 1,32 điểm tương đương tăng 0,31%, UPCoM tăng 0,07 điểm. 

Đóng góp cho đà tăng trở lại của thị trường hôm nay, có sự đảo chiều tìm lại sắc xanh của nhóm ngân hàng. Trong số 26 mã cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên 3 sàn thì hôm nay có 13 mã tăng giá, trong đó LPB của LienVietPostBank tăng kịch trần với 7%. LPB nằm trong nhóm giảm sàn phiên liền trước; cùng với đà bật dậy của LPB, các mã TPB, MBB, OCB, CTG, TCB, STB, MSB cũng đều đảo chiều. TPB tăng 2,6%; MBB tăng 5%; LPB tăng 7%; OCB tăng 3,6%; CTG tăng 3,9%; TCB tăng 4,8%; STB tăng 2,3% và MSB tăng 5,1%. Thanh khoản ở nhóm các cổ phiếu này cũng mạnh nhất dòng Ngân hàng, dẫn đầu là STB với hơn 41,4 triệu đơn vị, tiếp theo là TCB với hơn 37,7 triệu đơn vị, MBB hơn 31,6 triệu đơn vị, CTG hơn 26,8 triệu đơn vị.

Các mã có tính "lái" VN-Index do giá trị vốn hóa quá lớn thường chi phối chỉ số như GAS, VRE tăng mạnh với 6,6% và 4,7%; MWG và PNJ vẫn là 2 mã bán lẻ tím sàn lần lượt tăng 7% và 6,9%. Tuy nhiên trên toàn sàn vẫn có 226 mã giảm, 40 mã đứng giá. Nhà đầu tư vẫn chưa thể mạnh dạn "đi chợ" trở lại sau phiên giao dịch "nốc ao" thị trường ngày hôm qua.

Ngoài ra, công nghệ mới của FPT tại HoSE chưa vận hành ổn định cũng là một nguyên do. 

Trước đó, ghi nhận trong sáng nay, bảng giá SSI có thời điểm không nhảy lệnh và cập nhật chậm so với bảng giá các CTCK khác. Nhiều nhà đầu tư cũng phản ánh về tình trạng không đăng nhập được vào hệ thống, trên cả web và app. CTCK có thị phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu đứng thứ 2 tại HoSE trong 6 tháng đã đã gửi lời xin lỗi tới khách hàng và mong nhận được sự cảm thông của các nhà đầu tư. Công ty cam kết sẽ nỗ lực cao nhất để không ngừng hoàn thiện hệ thống nhằm mang lại những trải nghiệm tối ưu khi giao dịch tại SSI.

Chứng khoán SSI thông báo tạm dừng các kênh nhận lệnh trong phiên sáng hôm nay

Chứng khoán SSI thông báo tạm dừng các kênh nhận lệnh trong phiên sáng hôm nay

Sau khi phát hiện lỗi, đội ngũ công nghệ của SSI đã nhanh chóng nhận diện nguyên nhân và lên phương án khắc phục. Đầu phiên giao dịch chiều ngày 07/07/2021, các kênh giao dịch tại SSI đã được mở lại để phục vụ.

HoSE hôm nay bước sang ngày thứ 3 vận hành theo hệ thống công nghệ do FPT cung cấp nhằm khắc phục hiện tượng nghẽn lệnh hơn 6 tháng qua. Ghi nhận từ phiên giao dịch ngày  5/7/ 2021 đến hôm nay, do các hệ thống đang chưa hoàn toàn tương thích dẫn đến hiện tượng đăng nhập chập chờn, dữ liệu hiển thị chưa chính xác, chậm cập nhật trạng thái lệnh tại hầu hết các Công ty Chứng khoán lớn có nền tảng IT tốt. Phiên giao dịch ngày 6/7/2021 đã ghi nhận lỗi của Công ty Chứng khoán VPS và VND. Ngoài lỗi và việc hạn chế nhận lệnh từ SSI, nhà đầu tư phản ánh hệ thống của VND, VPS, TCBS, FPTS cũng gặp tình trạng khó đăng nhập hệ thống, chậm phản hồi vào đầu phiên.

Lỗi, tạm dừng các kênh nhận lệnh, bảng điện “lag” không đồng nhất giữa CTCK với bảng HoSE… đã khiến nhiều nhà đầu tư mất quyền giao dịch mua bán trong các phiên. Điều này, dẫn đến thiệt hại trực tiếp cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Dù vậy, theo giới chuyên môn, việc thị trường cắm đầu ngày hôm qua, “sale off” ồ ạt trước ngày các kênh bán hàng thương mại điện tử giảm giá ăn theo ngày Trùng thất hoặc là Thất tịch trong lịch âm ở Trung Quốc, là ngày Lễ tình nhân kiêm sự kiện bán hàng giảm giá mạnh trong năm, thì nguyên nhân của chứng khoán không chỉ đến từ vấn đề hệ thống chưa hoàn toàn tương thích thông suốt; mà là sự hội tụ của: Thông tin tiêu cực về COVID-19 đang lan rộng; Hành động bán của các nhà đầu tư; Sự thận trọng trong bối cảnh chỉ số chứng khoán đã tăng trưởng gấp đôi về điểm số so với đợt dịch cao điểm đầu tiên của tháng 4/2020.

Riêng phiên hôm nay, có lẽ người tranh thủ đi chợ chứng khoán nhặt mua hàng còn giá rẻ nhờ đợt “sale off” bất ngờ hôm qua một cách chăm chỉ nhất là khối đầu tư ngoại. Họ đã đóng góp mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó, có mua ròng khối lượng lớn tại MB, STB, VHM, VNM và HPG, đóng góp một phần cho thanh khoản trên toàn thị trường đạt 28.000 tỷ.

Có thể bạn quan tâm

  • “Thiên tài” chứng khoán Nhật Bản với cuộc sống ẩn sĩ

    “Thiên tài” chứng khoán Nhật Bản với cuộc sống ẩn sĩ

    13:40, 23/06/2021

  • Nhận định thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm

    Nhận định thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm

    05:30, 04/07/2021

  • Nỗi lo lạm phát và

    Nỗi lo lạm phát và "bong bóng" thị trường chứng khoán Việt Nam

    05:30, 20/06/2021

  • Margin tăng cao, còn dư địa cho thị trường chứng khoán?

    Margin tăng cao, còn dư địa cho thị trường chứng khoán?

    05:30, 18/06/2021

  • Chứng khoán đắt, rẻ - Tùy thuộc định giá

    Chứng khoán đắt, rẻ - Tùy thuộc định giá

    05:00, 18/06/2021

  • Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Chứng khoán

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Chứng khoán "lệch", nợ xấu ngân hàng tăng

    17:12, 16/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chợ chứng khoán ngày 7/7: Không dễ săn “sale”, lệnh vào các CTCK vẫn lỗi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO