Chủ tịch nước: Kinh tế Đà Nẵng có phát triển nhưng chưa xứng tầm!

Diendandoanhnghiep.vn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng kinh tế Đà Nẵng đã có nhiều biến chuyển tuy nhiên vẫn chưa xứng tầm thành phố loại I, thành phố đặc biệt trực thuộc Trung ương.

>> Đà Nẵng nâng cấp QR Code chuyển đổi số trong du lịch

Sáng ngày 28/12, TP Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm "Thành phố Đà Nẵng 25 năm: Thành tựu và Triển vọng" nhằm kỷ niệm 25 ngày ngày Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Tại đây có tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng với các đại diện Bộ, ngành và lãnh đạo TP Đà Nẵng, các địa phương lân cận.

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận thời gian qua TP Đà Nẵng đã làm chủ được tình hình, có nhều cách làm tốt, quyết liệt, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hạn chế tối đa số người tử vong vì COVID-19. Đặc biệt, Đà Nẵng quan tâm đến an sinh xã hội của người dân được Trung ương Đảng đánh giá cao.

Trong bối cảnh khó khăn, Chủ tịch nước cho hay kinh tế Đà Nẵng vẫn tăng trưởng dương ở mức khoảng 3%, thu ngân sách vượt dự toán 4%, tổng mức thu trên 22.000 tỷ đồng. TP Đà Nẵng ổn định, đang chuẩn bị thực hiện các đề án lớn để bắt tay vào những công việc cho thời gian đến. Đây là những sự cố gắng rất lớn để TP Đà Nẵng ổn định và phát triển trong giai đoạn đến.

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trao đổi tại Tọa đàm  "Thành phố Đà Nẵng 25 năm: Thành tựu và Triển vọng".

"Về những thành quả của Đà Nẵng không nhiều, nhưng 25 năm qua TP Đà Nẵng đã đạt được  những thành tựu to lớn và tương đối toàn diện trong tất cả các lĩnh vực. Từ phương tiện nhỏ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thiếu động lực kinh tế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thành phố đã vươn mình để phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng an ninh, trở thành một thành phố có tốc độ hiện đại hóa, công nghiệp hóa nhanh, có sức hấp dẫn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá.

Theo Chủ tịch nước, ngay từ những năm 2004 Đà Nẵng đã là một thành phố đóng góp cho nguồn ngân sách Trung ương. Đà Nẵng có nhiều ưu điểm nổi bật như hạ tầng kết nối, không gian đô thị được mở rộng, diện mạo thành phố thay đổi hoàn toàn và điều đặc biệt là sự ủng hộ của người và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc sắp xếp lại dân cư, giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra, thành phố được quy hoạch hướng ra sông, ra biển xen kẻ với đồi núi vừa hiện đại vừa duyên dáng và năng động mang đến tính hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư trong khu vực và thế giới. Thành phố vẫn cố gắng duy trì, không để phá sản hàng loạt doanh nghiệp đã cố gắng xây dựng từ nhiều năm qua.

Tọa đàmp/

Quang cảnh Tọa đàm "Thành phố Đà Nẵng 25 năm: Thành tựu và Triển vọng".

>> Đà Nẵng ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Chủ tịch nước cũng đánh giá cao công tác xây dựng Đảng của TP Đà Nẵng, tập trung vào những nguyên tắc quan trọng. Trong bối cảnh mới. Chủ tịch nước lưu ý công tác lãnh đạo không được buông lỏng nếu không sẽ dẫn đến sai lầm, thành phố cần tập trung dân chủ, sát dân hơn.

Thời gian qua, TP Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu về cải cách và các giải thưởng như 7 năm đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, 5 năm liền đứng đầu cải cách hành chính, 12 năm liền đứng đầu chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin và được trao giải thưởng thành phố thông minh,... Đà Nẵng vẫn đang gìn giữ, kế thừa được văn hóa xứ Quảng và dung nạp, tiếp thu một số giá trị văn hóa mới trong quá trình phát triển, hội nhập toàn cầu hóa. Chính những thành tựu của Đà Nẵng đã truyền cảm hững cho các địa phương tại miền Trung vượt khó vươn lên.

"Đà Nẵng có phát triển nhưng quy mô, tầm vóc còn nhỏ chưa xứng tầm thành phố loại I, thành phố đặc biệt trực thuộc Trung ương, thành phố trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên. Chính vì thế, Đà Nẵng phải có động lực vươn lên cùng với các địa phương trên cả nước, các thành phố lớn và trên quy mô tầm khu vực châu Á – Thái Bình Dương", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định về quy mô phát triển kinh tế Đà Nẵng.

Để phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, Đà Nẵng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Để phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, Đà Nẵng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Vì thế, thời gian tới TP Đà Nẵng phải thực hiện thành công những mục tiêu đã đặt ra tại Nghị Quyết 43 của Bộ Chính trị khóa XII, trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và là thành phố biển đáng sống, đẳng cấp của khu vực châu Á. Đà Nẵng phải là một trung tâm giao lưu quốc tế, điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, du khách, là nơi hội tụ nhân tài và ý tưởng sáng tạo.

Cùng với Hà Nội, TP HCM, Chủ tịch nước yêu cầu Đà Nẵng phải là một động lực, một đầu kéo không chỉ tốc độ kinh tế của cả nước mà còn là một biểu tượng, sự tự hào về sự vươn mình vượt qua khó khăn, trở ngại, trỗi dậy thành công của Việt Nam.

Đồng thời, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng có một số gợi ý để TP Đà Nẵng xem xét triển khai trong thời gian tới.

Trong đó Một là, tăng cường phát triển quy mô kinh tế, phát triển tính đa dạng, khả năng cạnh tranh của địa phương.

Thứ Hai, phải tạo dựng khối vật chất, tức là phải nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tiếp tục tăng cường nguồn lực tích hợp khoa học công nghệ, nắm bắt dòng chảy kiến thức của nhân loại, đón đầu xu hướng.

Thứ Ba, thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính, tăng hiệu quả huy động vốn, làm rõ hơn vấn đề Trung tâm tài chính Đà Nẵng.

Thứ Tư, phải cải thiện chất lượng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả thể chể chế, năng lực quản trị, nâng cao năng lực lãnh đạo trong hệ thông cán bộ công chức.

Thứ Năm, phát huy tính đa dạng, phong phú và độc đáo của yếu tố văn hóa xứ Quảng.

Thứ Sáu, xây dựng vốn con người, thu hút tài năng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng, người dân được giáo dục tốt, có trình độ văn hóa và vốn xã hội phong phú,...

Thứ Bảy, phải vun đắp và bảo vệ các điều kiện về tự nhiên, môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, ưu tiên vấn đề chất lượng nước, chất lượng vệ sinh môi trường.

Chủ tịch nước lưu ý 6 vấn đề đối với việc phát triển của Đà Nẵng

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đầu tiên Đà Nẵng cần trở thành một đô thị trung tâm, động lực kinh tế quan trọng nhất của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như toàn vùng Bắc và Nam Trung Bộ. Vươn xa hơn, Đà Nẵng cần hướng đến thành phố mang tầm cỡ quốc tế , nơi tài nguyên du lịch, sinh thái và văn hóa hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn cho du khách và nhà đầu tư.

“Với mục tiêu này, cần xây dựng chính quyền liêm chính, đoàn kết, hiệu quả và thân thiện, triển khai bài bản và hiệu quả, đồng bộ các Nghị quyết, chú trọng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị khóa XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đà Nẵng lần thứ 22. Toàn diện các quy hoạch, thúc đẩy sự liên kết, phát triển tương khớp với các địa phương lân cận về chiến lược, quy hoạch trong xây dựng và phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch trong hành lang kinh tế chung”, Chủ tịch nước gợi ý.

Hai là, cần tập trung cao phát triển nguồn vốn con người, phát huy bản sắc văn hóa, phẩm chất của người dân xứ Quảng, những con người trung dũng trong chiến đấu giành độc lập, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong kiến thiết đất nước.

“Đặc biệt cần khích lệ tinh thần đội ngũ cán bộ, lãnh đạo địa phương cũng như tinh thần doanh nhân vốn chảy trong máu người dân xứ Quảng. Chìa khóa sự thành công của Đà Nẵng nằm ở khả năng đánh thức tiềm năng của con người đặc biệt là nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ, có tay nghề cao, giỏi công nghệ, đón đầu nhu cầu nhân lực bậc cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chính quyền thành phố cần phải dự báo nhu cầu vào đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu thị trường và các nhà đầu tư”, theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Thứ Ba, Đà Nẵng thực hiện phát triển xanh, nơi đáng sống, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, có bản sắc riêng. Trong đầu tư phát triển phải đảm bảo tính bền vững về thiên nhiên môi trường mà trọng tâm là phải giữ gìn, phát triển hợp lý mảng xanh. Coi trọng các yếu tố như cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội đặc biệt là y tế, giáo dục,... đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà đầu tư và người dân.

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Xây dựng Đà Nẵng không chỉ là nơi đáng đầu tư mà còn đáng sống, Đà Nẵng phải là trung tâm dịch vụ, trung tâm sản xuất  công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn”.

Thứ Tư, là cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ,... thể hiện điểm đến Đà Nẵng an toàn, thân thiện, mến khách. Đẩy mạnh hạ tầng số, nền tảng cơ sở dữ liệu phục vụ nền kinh tế đổi mới sáng tạo gắn khu công nghệ cao với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp.

“Chúng ta nên suy nghĩ về một chiến lược đi tắc, đón đầu, sớm hoàn thành việc chuyển đổi số và tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới trong chính những lĩnh vực kinh tế thị trường. Có thể coi chuyển đổi số là động lực để Đà Nẵng phát triển. Đồng thời, cần tính toán đến Cảng Liên Chiểu, sân bay và di dời đường sắt sớm đưa vào triển khai. Cần có chương trình cụ thểm quyết liệt, phân công cụ thể, rõ ràng”, Chủ tịch nước lưu ý với Đà Nẵng.

Cũng theo Chủ tịch nước, Đà Nẵng không nên so sánh với các địa phương trong nước, mà phải so mình với các thành phố lớn trong khu vực, không nên sao chép mô hình của họ mà cần phải có bản sắc riêng. Cần tạo ra khác biệt, “độc nhất vô nhị” không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và thế giới. Do đó, cần vạch ra lộ trình phát triển theo các bảng xếp hạng quốc tế.

Thứ Năm, Đà Nẵng cần chú trọng đến người dân, chú trọng nhà trường, các nền tảng xã hội thông qua các chính sách người có công, an sinh xã hội, tạo việc làm, các nội dung chương trình thành phố “5 không, 3 có, 4 an” gắn với việc xây dựng văn minh đô thị, tăng cường đối thoại, giải quyết thấu đáo những khó khăn, vướng mắc, những khiếu nại của người dân, doanh nghiệp.

“Xây dựng  Đà Nẵng trở thành đô thị không có người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đây là cái không thứ 5 rất quan trọng đối với TP Đà Nẵng, chúng ta có thể làm được”, đánh giá về chế độ an sinh xã hội của Đà Nẵng, Chủ tịch nước có lời khen ngợi.

Thứ Sáu, Đà Nẵng cần tăng cường hoạt động quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và sự an toàn xã hội. Điều cần nhớ trong quá trình phát triển mỗi cán bộ cho đến người dân Đà Nẵng không được để quên trong quy hoạch, trong định hướng phát triển kinh tế, ngoại giao chính trị và trong tâm trí hình ảnh Hoàng Sa của Việt Nam.

“Chúng ta nhớ năm 1858 Pháp đổ bộ Đà Nẵng để chia cắt, thống trị và năm 1965 Mỹ cũng đổ bộ khu vực này để đưa các sư đoàn bộ binh đầu tiên vào Việt Nam. Tình hình biển Đông, tình hình thế giới có nhiều thử thách, biến đổi khó lường, đề cao cảnh giác, nâng khả năng phòng thủ khu vực hết sức quan trọng trong việc xây dựng quốc phòng toàn dân”, theo lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch nước: Kinh tế Đà Nẵng có phát triển nhưng chưa xứng tầm! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713601974 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713601974 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10