Chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam: Tiếp theo là da giày?

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam đang là một trong những nước được hưởng lợi chính trong làn sóng chuyển dịch sản xuất ra ngoài Trung Quốc và ngành da giày hiện cho thấy khả năng sẽ là làn sóng tiếp theo.

>>>3 kiến nghị giúp ngành da giày vượt qua thách thức lạm phát

Chuyển dịch sản xuất

Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có khoảng 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh TP.HCM. Xuất khẩu da giày đã mang về khoảng 20,78 tỷ USD cũng trong năm này. Tuy nhiên, một số các dự báo đều cho rằng đến năm 2031, thị trường giày dép Việt Nam sẽ đạt mức kỷ lục đến 38,7 tỷ USD, cao gấp đôi so với con số ước tính năm 2022 là 19,1 tỷ USD.

Đang có một sự chuyển dịch sản xuất của ngành da giày từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Đang có một sự chuyển dịch sản xuất của ngành da giày từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Mặc dù, Trung Quốc hiện tại vẫn là nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước chi tiêu nhiều nhất cho mặt hàng này. Trong đó, người dân Hồng Kông là nhóm chi tiêu cho giày dép lớn nhất toàn cầu, vào khoảng 372 USD/người trong năm 2021. Song, trong bối cảnh hiện nay, ảnh hưởng bởi mức lương tăng và chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã buộc các nhà sản xuất giày dép phải dần chuyển hoạt động của họ ra nước ngoài.

Sau một sự cố lớn hồi tháng 9/2021, Trung Quốc đã đóng cửa trung tâm đóng giày Phủ Điền sau 139 ca lây nhiễm virus. Trung tâm này có đến hơn 500.000 công nhân và 4.200 nhà sản xuất giày cho các thương hiệu quốc tế và địa phương, với công suất 1,3 tỷ đôi giày mỗi năm. Bên cạnh đó, các vụ phong toả khác ở Thượng Hải cũng tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng giày dép.

Các nhà sản xuất cho biết, họ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Không chỉ là một trung tâm sản xuất giày dép thành phẩm, Trung Quốc còn sản xuất các nguyên liệu thô và tổng hợp được dùng trong sản xuất giày dép ở những nơi khác trên thế giới.

Trên thực tế, vào năm 2021, Việt Nam cũng ban hành các lệnh tương tự, một số nhà máy buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng vào năm 2021, tác động sâu sắc đến chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã có những cách tiếp cận khác hơn với cách phòng chống dịch khi đầu tháng 3 năm nay đã bãi bỏ các quy định về kiểm dịch nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngoài ra, chi phí lao động cũng là một yếu tố quan trọng. Chi phí lao động của Việt Nam chỉ bằng một nửa chi phí lao động của Trung Quốc, ở mức 2,99 đôla Mỹ (68.000 đồng) mỗi giờ so với 6,50 đôla Mỹ (148.000 đồng) mỗi giờ tương ứng.

>>>Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững cho ngành da giày Việt Nam

>>>Doanh nghiệp da giày hiến kế duy trì sản xuất

Việt Nam thủ phủ của giày dép trong tương lai?

Theo các chuyên gia phân tích, Việt Nam không có nhu cầu nội địa bằng Trung Quốc, nhưng ngành công nghiệp giày dép đang bùng nổ với việc xuất khẩu hàng tỷ đôi giày mỗi năm. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi các nhà sản xuất giày dép chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang nước láng giềng phía nam.

Các

Các "gã khổng lồ" như Nike hay là Adidas đang coi Việt Nam là Trung tâm sản xuất chính.

Theo ghi nhận của Đài Quan sát phức hợp kinh tế (OEC), giày dép là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2020. Các đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam trong ngành này là Mỹ (6,43 tỷ USD), Trung Quốc (2,24 tỷ USD), Đức (1,03 tỷ USD), Nhật Bản (953 triệu USD) và Hàn Quốc (730 triệu USD).

OEC cho biết, các thị trường xuất khẩu giày dép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam từ năm 2019 - 2020 là Trung Quốc (272 triệu USD), Ba Lan (25,6 triệu USD) và Đài Loan (22,6 triệu USD).

Việc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cho thấy sự chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các thương hiệu lớn như Nike và Adidas đã chọn Việt Nam là cơ sở sản xuất chính của họ.

Hiện Nike có hơn 100 nhà cung cấp tại Việt Nam, với 96 nhà máy tập trung ở miền Nam. Trong khi  Adidas cũng chọn Việt Nam là khu vực sản xuất chính, với khoảng 40% tổng sản lượng giày dép đến từ Việt Nam vào năm 2019 (theo báo cáo thường niên năm 2020).

Bên cạnh việc có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc, Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định thương mại lớn, giảm thuế quan và các rào cản thương mại cho các thị trường lớn. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã góp phần giúp xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Canada và Mexico tăng cao.

Còn đó những thách thức

Trong giai đoạn 2022-2031, sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 8,1% trong 9 năm tới. Đến năm 2031, Tổ chức Nghiên cứu và Thị trường kỳ vọng thị trường giày dép Việt Nam sẽ đạt giá trị khổng lồ 38,7 tỷ USD - cao gấp đôi so với ước tính năm 2022 là 19,1 tỷ USD.

Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức tỏng việc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức tỏng việc trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu.

Nhiều hãng lớn như Nike đã nhấn mạnh dự định mở rộng sản xuất ở Việt Nam. Các yếu tố khác như lực lượng lao động trẻ, có định hướng, cũng có thể ảnh hưởng đến việc các công ty chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Dù vậy, cần lưu ý, ngành công nghiệp này vẫn đang trong giai đoạn phục hồi kể từ cuối năm 2021. Mặc cho lượng đặt hàng tăng mạnh, một lãnh đạo doanh nghiệp cho biết chỉ có 80% công nhân quay trở lại sau đại dịch, và chính điều này đang kìm hãm hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh kinh doanh từ các quốc gia Đông Nam Á đang phát triển khác, bao gồm Indonesia và Malaysia, hai quốc gia đều có lực lượng lao động trẻ với mức lương thấp so với Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam: Tiếp theo là da giày? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713554307 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713554307 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10