Aitarget là công ty tiếp thị quốc tế đã cách mạng hóa lĩnh vực thương mại điện tử bằng cách tạo ra phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo và tự động xuất bản nội dung quảng cáo kỹ thuật số…
>>Hiệu ứng COVID: Các nhà quản lý cần thêm tư duy tiếp thị số
Công ty được thành lập tại Nga cách đây 8 năm. Họ đã đi lên từ một công ty quảng cáo truyền thống để trở thành một công ty chuyên phát triển phần mềm và có cơ hội hợp tác với nhiều thương hiệu lớn như Adidas, Philips…. Aitarget còn giúp các nhà quảng cáo thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm và chạy quảng cáo sống động trên nhiều nền tảng kỹ thuật số khác nhau.
Nhà đồng sáng lập của công ty - Nikita Rvachev là một chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số và cũng là một thành viên của Hiệp hội các nhà tiếp thị. Trên cương vị là Phó chủ tịch phòng phụ trách sản phẩm, Rvachev đã đưa ra những ý tưởng mới và lãnh đạo một đội ngũ quản lý sản phẩm.
Anh là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với quá trình chuyển đổi của Aitarget. Rvachev có niềm yêu thích với việc tiếp cận các thương hiệu toàn cầu cùng những ý tưởng mới về tiếp thị và quảng cáo. Anh thậm chí còn dành thời gian du học ở Vương quốc Anh để tìm hiểu thêm về quan hệ đối tác kinh doanh quốc tế. Sau khi gặt hái thành công ở Nga, Aitarget bắt đầu dịch phần mềm của họ sang tiếng Anh để nó có thể được sử dụng rộng rãi khắp thế giới.
>>Lào nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số với sự trợ giúp từ startup Nhật Bản
>>Indonesia là thị trường kỹ thuật số và công nghệ hấp dẫn nhất ở châu Á
Aitarget từng tham gia tại các cuộc thi marathon lập trình. Các sự kiện này thường được tổ chức bởi những nền tảng truyền thông hàng đầu, và cũng là nơi Aitarget được tiếp cận và trở thành đối tác chính thức của Facebook (Meta). Dần dà, họ còn thiết lập mối quan hệ đối tác thân cận với Google, TikTok và Snapchat.
"Khi có cơ hội tham gia hội nghị của Facebook tại San Francisco, chúng tôi nhận ra rằng, dịch vụ của công ty nên được giới thiệu ra quốc tế. Chúng tôi đã thảo luận về các xu hướng mới với những người tổ chức sự kiện, cũng như giới thiệu cho những khách hàng tiềm năng tình cờ hiện diện ở đó.
Một người trong số họ đã ngay lập tức cài đặt phần mềm của chúng tôi vào máy tính sau khi nghe phần phát biểu của tôi. Nhờ vậy mà tôi cảm thấy có động lực hơn. Tôi nghĩ, tuy anh ấy là người ngoại quốc nhưng vẫn sử dụng phần mềm của chúng tôi thường xuyên. Bởi lẽ, công nghệ cho phép chúng ta thực hiện công việc ở một nơi nhưng lại có thể "xuất khẩu" ra toàn thế giới", Rvachev nói.
Aitarget đã lọt vào vòng chung kết trong một cuộc thi sáng tạo do Facebook tổ chức. Đội thi đã trình bày một phần mềm đưa ra giải pháp quảng cáo cá nhân hóa cho người dùng tại các vị trí cụ thể. Ví dụ: một người dùng ở New York nhận được quảng cáo dạng video có vị trí chính xác của họ trên bản đồ và cách đó chỉ 3 phút là có một chuyến xe Uber.
Vai trò Giám đốc Sản phẩm của Rvachev đã dần thay đổi khi công ty ngày càng phát triển. Ban đầu, anh tập trung vào việc tạo và thử nghiệm các giả thuyết, đồng thời kiểm soát cách thức thực hiện những ý tưởng này. Do sở hữu kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực lập trình kỹ thuật số, anh có đủ khả năng để tương tác với các lập trình viên và hỗ trợ họ thiết lập phần mềm. Khi đã đạt được một số thành tựu, các nhân viên trong công ty được chia thành các nhóm và làm việc cho các khách hàng khách nhau, dự án khác nhau, mỗi nhóm có một giám đốc sản phẩm riêng. Giờ đây, Rvachev chỉ tập trung vào quản lý và xác định sự phát triển của công ty ở cấp chiến lược.
"Thị trường đang ngày một thay đổi. Mới 3 năm trước đây, các doanh chỉ tập trung xoay quanh quá trình thiết lập chiến dịch quảng cáo. Đặt mục tiêu, xây dựng, thành lập ngân sách và nội dung quản lý là những bước thiết yếu. Aitarget là công ty đầu tiên của Nga và cũng là công ty đầu tiên trên thế giới triển khai một thuật toán giúp người tiêu dùng biết chính xác họ cần sản phẩm nào. Bằng cách hợp tác với các nền tảng truyền thông, chúng tôi có thể hiển thị quảng cáo cho đối tượng mục tiêu của họ", Rvachev nói.
"Một hướng mới khác đó là Thương mại điện tử. Chúng tôi cung cấp loại công nghệ cho phép các thương hiệu tự động hóa quá trình tạo nội dung bằng cách ghép ảnh/video cùng với tác động bằng nội dung viết, bao gồm thông tin sẽ ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng. Ví dụ như: giảm giá 20-30%, freeship,v...v...", anh chia sẻ thêm.
Rvachev còn đứng đầu một nhóm các lập trình viên trong suốt dự án lập trình "không mã" của Aitarget. Nền tảng không mã này sử dụng giao diện phát triển trực quan, cho phép những đối tượng người dùng không có kinh nghiệm viết mã có thể tự xây dựng ứng dụng cho riêng mình. Loại công nghệ này cho phép các cá nhân bán lẻ cạnh tranh với những thương hiệu lớn hơn về chất lượng và nội dung. Tương tự, nó cũng giúp các công ty lớn tối ưu hóa việc thực hiện các nhiệm vụ như trên.
Theo Rvachev, một thách thức lớn đối với các nhà tiếp thị trong những năm gần đây đó là làm thế nào để bảo vệ những dữ liệu cá nhân mà họ sử dụng trên các nền tảng truyền thông. Trước đây, các nhà quảng cáo có cơ hội sắp xếp và cơ cấu công việc để người mua có thể nhìn thấy các quảng cáo có liên quan trong nguồn cấp dữ liệu của họ. Giờ đây, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng "mù tiếp thị", nơi mà đến cả các chuyên gia cũng không thể xác định được liệu người mua có thuộc đối tượng mục tiêu hay điều gì đã ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Aitarget đang nghiên cứu và làm việc để vô hiệu hóa những vấn đề này.
"Theo tôi, có 2 xu hướng nội dung sẽ phát triển trong những năm tới. Thứ nhất là việc sử dụng công nghệ AR/VR. Theo cách truyền thống, các nhà quảng cáo phải theo dõi những mối quan tâm của người dùng. Khi truyền hình trở nên phổ biến, các nhà quảng cáo đã chuyển hướng tiếp thị qua đài phát thanh, báo in sang truyền hình.
Sau đó là cuộc cách mạng của các thiết bị di động. Hiện tại và tới đây, AR và VR chắc chắn sẽ có cơ hội phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng chỉ có sẵn cho một số đối tượng khách hàng chọn lọc. Tuy nhiên, khi chiếm được ưu thế, tôi tin rằng nó thậm chí còn vượt qua cả mức độ phổ biến của các thiết bị di động.
Các nhà quảng cáo đang chuyển tầm nhìn qua hướng đó. Nhiều người đã bán các loại hàng hóa ảo để kiếm tiền trong thế giới thực. Xu hướng thứ hai là tiền điện tử và NFT. Khi các nhà quảng cáo có thể triển khai trong những không gian này, bước đột phá lớn sẽ mở ra. Mọi thứ chỉ cần từ 5-10 năm để thay đổi thôi!", Rvachev dự đoán.
Có thể bạn quan tâm