Đó chính là tham vọng cho vị trí số 1, nhưng có thể sẽ không dễ cho “gã khổng lồ” bán lẻ Thái Lan.
>>>Central Retail khai trương Trung tâm thương mại và Đại siêu thị GO! trị giá 500 tỷ đồng
“3 chiến lược, 4 mục tiêu”
Mới đây, ông Olivier Langlet Tổng Giám đốc Điều hành Central Retail Việt Nam đã chia sẻ với truyền thông về kết quả kinh doanh của nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan trong khoảng thời gian 10 năm vừa qua, đồng thời tiết lộ định hướng chiến lược cho kế hoạch 5 năm tới.
Theo ông Olivier Langlet, ngay từ đầu năm 2012, Central Retail đã nhận thấy tiềm năng và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Khi đó, nhà bán lẻ Thái Lan đã coi Việt Nam là một mũi nhọn chiến lược và đầu tư một cách mạnh mẽ. Doanh số bán hàng tại Việt Nam của họ cũng bắt đầu từ con số không và tăng theo cấp số nhân mỗi năm cho đến khi đạt 38 tỷ baht (hơn 1 tỷ USD) chỉ trong 10 năm, chiếm 22% tổng doanh thu của Central Retail hiện tại.
Hơn 10 năm qua, Central Retail đang có những bước phát triển vượt bậc cả về đại siêu thị và trung tâm mua sắm phong cách sống hàng đầu Việt Nam, phủ rộng 40 tỉnh thành trên toàn quốc, và có lượng khách hàng lớn hơn 12 triệu người.
Đồng thời, Central Retail cũng đã xây dựng được một trong những nền tảng đa kênh tốt nhất tại Việt Nam, giống như cái cách mà họ đã xây dựng và phát triển thành công mô hình ở Thái Lan. Hiện tại, doanh số bán hàng thông qua nền tảng Omnichannel đã chiếm hơn 8% tổng doanh số bán hàng của Central Retail Việt Nam.
Theo tiết lộ của Tổng Giám đốc Điều hành Central Retail Việt Nam, “gã khổng lồ” bán lẻ Thái Lan sẽ tiếp tục “3 chiến lược, 4 mục tiêu” trong 5 năm tới.
3 chiến lược quan trọng đó là: Trải thảm và mở rộng ngành nghề kinh doanh chính bao phủ khắp cả nước, cũng như mở rộng số lượng cửa hàng nhóm hàng ăn và mở rộng và nâng cấp chuỗi cửa hàng GO!, tung ra các sản phẩm nhãn hiệu riêng đáp ứng giá trị đồng tiền cho người tiêu dùng và phát triển các dự án hỗn hợp để tăng tiềm năng của nhóm kinh doanh bất động sản, v.v.
Bên cạnh đó, phát triển nền tảng bán hàng đa kênh để hoàn thiện nền tảng và có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt nhất và liền mạch cho khách hàng và đặt mục tiêu tăng tỷ lệ bán hàng qua các kênh đa kênh lên gấp 2 lần, tương đương 15%.
Ngoài ra, chiến lược thứ ba của Central Retail Việt Nam sẽ là việc mở rộng mô hình kinh doanh mới và không ngừng mua bán, sáp nhập để tạo cơ hội mới và tăng tốc độ mở rộng kinh doanh cũng như định vị Việt Nam là nguồn cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Thái Lan.
Để làm được điều đó, Central Retail Việt Nam đang sẵn sàng đầu tư hơn 30 tỷ baht (827 triệu USD), với 4 mục tiêu được đặt ra: Trở thành nền tảng đa kênh số 1 tại Việt Nam, tăng doanh số bán hàng, tăng tỷ trọng doanh số bán hàng qua đa kênh và mở rộng hoạt động kinh doanh bao phủ lên 55 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.
>>>Tự tin vẽ lại “bản đồ” bán lẻ Việt Nam
>>>Doanh nghiệp hiến kế phát triển mạnh thương hiệu bán lẻ Việt
Nhưng, không dễ cho Central Retail
Theo nhận định của các chuyên gia, khi nhu cầu tiêu dùng dần dần phục hồi, đó cũng là thời điểm các doanh nghiệp bán lẻ đang toan tính tới các kế hoạch mở rộng, phát triển nhóm sản phẩm mới, tung ra các sản phẩm nhãn hiệu riêng. Và đây cũng thời điểm mà sự cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt nhất trong thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Rõ ràng đang có sự so kè quyết liệt từ các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Central Group, AEON, Circle K hay là K-Mart trong thời gian gần đây. Các “ông lớn” FDI này đã liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Bên cạnh đó là việc bắt tay với doanh nghiệp trong nước để mở rộng thị trường.
Nhưng, cũng có không ít các tập đoàn hùng mạnh của nước ngoài đã không trụ vững và phải rút lui, nhường chỗ cho các nhà bán lẻ có kinh nghiệm nhiều hơn. Những “ông lớn” ngoại như AuChan hay Parkson, dù rất giàu tiềm lực đã phải dứt áo ra đi.
Trong bối cảnh đó, nổi lên các đối thủ đáng gờm như Central Retail Việt Nam (Central Food Hall, Tops Market, Tops Daily, Tops Superstore, Tops Online, Family Mart, GO!, Mini go!, và siêu thị Lan Chi), Masan (sở hữu chuỗi siêu thị WinMart, cửa hàng WinMart+); hay là Thế Giới Di Động (Bách Hóa Xanh) và Saigon Co.op...
Mặc dù tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các nhà bán lẻ nước ngoài đã gây sức ép rất lớn cho các nhà bán lẻ nội địa. Nhưng, các doanh nghiệp trong nước với các chuỗi siêu thị lớn, được phủ sóng từ Nam ra Bắc và đến tận thị trường vùng sâu, vùng xa như: Masan, Thế giới Di động hay là Saigon Co.op, vẫn đang cho thấy họ là những đối trọng thực sự của các doanh nghiệp nước ngoài.
Có thể thấy, trong một thị trường tiềm năng như Việt Nam, nơi mà “trăm nhà đua tiếng” với hàng loạt những tay chơi giàu tiềm năng từ nước ngoài và cả những doanh nghiệp nội cũng không có nhiều kém cạnh về tiềm lực kinh tế, việc ai chiếm được thị phần nhiều hơn sẽ phụ thuộc nhiều vào chiến lược và kế hoạch phát triển của từng thời điểm cụ thể.
Dù đang có trong tay rất nhiều lợi thế, nhưng có thể sẽ không dễ cho Central Retail có thể làm mưa làm gió tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Hàng trăm sản phẩm thực phẩm “siêu tiết kiệm” tại hệ thống bán lẻ của Central Retail
12:04, 15/03/2022
Central Retail trao tặng hơn 4.000 phần quà tết cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
12:40, 19/01/2022
4 trụ cột tăng giá “trong tầm tay” khi đầu tư tại Moc Chau Central Hill
09:00, 07/01/2022
Masan “mở cõi”
00:00, 22/05/2022
Toan tính mới của Masan Group?
04:00, 30/04/2022