Chuyên gia cho rằng thị trường vốn của Việt Nam đang bắt kịp các nước khác trong khu vực nhưng vẫn chưa thực hiện được hết các chức năng trọng yếu cho nền kinh tế.
>>Dòng vốn đầu tư hướng đến doanh nghiệp phát triển bền vững
Lượng vốn trung bình hàng năm thực sự được huy động thông qua cổ phần trong vòng 5 năm qua chỉ đạt 88 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD). Trái phiếu chiếm phần lớn hơn với mức trung bình hàng năm là 244 nghìn tỷ đồng (10 tỷ USD) trái phiếu chính phủ và 386 nghìn tỷ đồng (16 tỷ USD) trái phiếu doanh nghiệp được phát hành. Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào hai nhóm ngành chính là: bất động sản và ngân hàng.
Việc huy động tiết kiệm vẫn còn ít thông qua các nhà đầu tư tổ chức. Tổng quy mô của các nhà đầu tư tổ chức của Việt Nam mới chỉ đạt 18% GDP trong năm 2021, thấp hơn so với các nước khác, cho thấy tiềm năng chưa được khai thác hết của thị trường vốn Việt Nam.
Theo báo cáo, vốn đầu tư vào các startup Việt Nam năm 2023 giảm 27,7% so với năm 2022. Mặc dù vốn đầu tư startup thu hẹp nhưng tổng mức huy động vốn qua thị trường chứng khoán năm 2023 có sự tăng trưởng cả về giá trị đăng ký phát hành và giá trị thực tế phát hành so với năm 2022. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Đặc biệt, Việt Nam là thị trường cận biên, đối với thị trường chứng khoán (TTCK) có thể nói từ trước tới nay luôn được xem là kênh dẫn vốn hiệu quả, bổ sung nguồn vốn dài hạn và trung hạn cho nền kinh tế, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như: Huy động nguồn vốn vô tận của xã hội, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng thị phần, nâng cao uy tín, thương hiệu và vị thế cho doanh nghiệp,...
Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1726 về Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu cụ thể nâng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên TTCK đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Việc nâng hạng TTCK sẽ là lực đẩy đáng kể cho thị trường vốn Việt Nam vốn được coi là có khả năng tiếp cận thị trường thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và có mức vốn hóa đạt quy mô cũng như tính thanh khoản hấp dẫn.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành chứng khoán vào ngày 28/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế. Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng.
Theo đánh giá của các chuyên gia IPO quốc tế, giai đoạn 5 - 10 năm tới là giai đoạn vàng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu tái cấu trúc toàn diện và đi theo hướng niêm yết bài bản, chính trực, thực hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.
Với mục tiêu đồng hành, trợ giúp các doanh nghiệp tìm giải pháp khai thông nguồn vốn, và hướng đi mới để phát triển bền vững, “CNE: Khát vọng Quốc gia - Diễn đàn cơ chế vốn và con đường IPO” được tổ chức bởi MOCAFUND, đồng tổ chức bởi Viện sáng tạo và chuyển đổi số (VIDTI), Big Invest Group, Hopono vào ngày 14 – 15/06/2024 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều giá trị to lớn không chỉ về nguồn vốn mà còn về xây dựng mô hình kinh doanh đa tầng lợi nhuận, tái cấu trúc doanh nghiệp, thiết kế bản đồ tài chính, cách huy động vốn đầu tư, định giá doanh nghiệp, và con đường IPO bài bản, chính trực, thuần khiết.
Được biết, hội nghị có sự góp mặt tham gia của các chuyên gia kinh tế - tài chính hàng đầu, đại diện Hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, quỹ đầu tư và trên 400 doanh nghiệp đa ngành.
Có thể bạn quan tâm