Cơ hội nào từ cổ phiếu ngành tiêu dùng?

Diendandoanhnghiep.vn Những mặt hàng thiết yếu như sữa, sản phẩm từ sữa, hay bia sẽ tăng trưởng bền vững, hay bia sẽ tăng trưởng bền vững, và thị trường về laptop, điện thoại sẽ hồi phục mạnh mẽ từ 2024.

>>> Doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

 Chi tiêu cho các thương hiệu lớn của Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2023. Nguồn: Euromonitor

Chi tiêu cho các thương hiệu lớn của Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2023. Nguồn: Euromonitor

Tuy nhiên, không phải cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng nào cũng sẽ tăng điểm. Do đó, các nhà đầu tư phải thận trọng để tránh rủi ro.

Triển vọng lạc quan

Gần đây, mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể, trong đó lãi suất huy động ở các ngân hàng giảm mạnh giúp lãi suất cho vay, mặc dù có độ trễ nhưng được kỳ vọng tiếp tục giảm trong thời gian tới, giúp doanh thu bán lẻ một số mặt hàng xa xỉ phẩm có dấu hiệu tăng lên. Ví dụ, doanh số bán lẻ mặt hàng ô tô trong tháng 6 đã có mức độ hồi phục, dù đây là tháng chưa áp dụng giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo báo cáo của McKinsey, người Việt Nam có tỷ lệ dự trù khoản giảm thu nhập và tiết kiệm cao nhất trong các quốc gia châu Á (trên 90%). Người tiêu dùng trong thời gian vừa qua rất lo ngại các yếu tố về tăng giá, lạm phát, xăng dầu hay tăng lãi suất... Nhưng đồng thời khảo sát cũng cho thấy mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam ngay cả khi nền kinh tế bất ổn. Họ tin rằng kinh tế có thể sẽ phục hồi trong khoảng 3 tháng tới, thậm chí sẽ bật tăng mạnh hơn so với thời gian trước khi xảy ra đại dịch.

Về triển vọng ngành hàng tiêu dùng cuối năm 2023 và tầm nhìn tới 2025, chúng tôi cho rằng triển vọng ngành sẽ hồi phục khá rõ từ năm 2024. Tại các đợt phong toả COVID-19 giai đoạn 2020-2021 và làn sóng làm việc tại nhà, học online đã khiến người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới mua sắm rất nhiều các mặt hàng liên quan đến máy tính xách tay, điện thoại thông minh. Sau đó, những mặt hàng này đã sụt giảm trong năm 2023, điều này có thể coi là xấu nếu so sánh với cùng kỳ; nhưng lại là bước đệm để tích lũy cho thu nhập của người dân và tạo điều kiện cơ bản để sức mua tiêu dùng hồi phục trong thời gian tới.

>>> Tạo sức mua bền vững để kích cầu tiêu dùng

Bên cạnh đó, những mặt hàng thiết yếu như sữa, sản phẩm từ sữa, hay bia không chịu nhiều ảnh hưởng trong thời gian trước đây và sẽ tăng trưởng khá bền vững khoảng 4-6% trong hai năm tới.

Vậy những mặt hàng đã chịu sự sụt giảm hai con số ở năm 2023 như điện thoại, hàng điện tử và trang sức sẽ có mức tăng trưởng khá tốt và bật tăng mạnh ở năm 2024-2025.

Trong thời gian khoảng gần một năm, người tiêu dùng Việt Nam đã cắt giảm chi tiêu và gia tăng tiết kiệm thì sẽ tạo tiền đề để khi sự hứng khởi của toàn bộ nền kinh tế nói chung được kỳ vọng tăng trưởng khoảng 6,5% ở năm 2024 - 2025 sẽ giúp người dân với tâm lý thoải mái hơn sẽ bắt đầu mở hầu bao tiết kiệm của mình và tiếp tục chi tiêu cho chu kì mới.

Cổ phiếu nào hấp dẫn?

Về sức hấp dẫn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi cho rằng động lực vẫn nằm ở sự tăng trưởng của dân số trẻ và tầng lớp trung lưu tăng cao trong thời gian sắp tới. Nhờ đó, các quốc gia và các tập đoàn lớn trên thế giới đều đang đẩy mạnh bán hàng tại các quốc gia châu Á.

Các mặt hàng tiêu dùng sữa, bia được đánh giá sẽ phục hồi sức mua và xuất khẩu. Ảnh minh họa

Các mặt hàng tiêu dùng sữa, bia được đánh giá sẽ phục hồi sức mua và xuất khẩu. Ảnh minh họa

Một số cổ phiếu trên thị trường được quan tâm hiện nay như: Thứ nhất là cổ phiếu DGW của CTCP Thế giới số. Có thể thấy, tháng 6 là tháng doanh thu của DGW cũng như các công ty trong ngành có mức doanh thu cao nhất trong nhiều năm. Dưới góc nhìn theo quý thì quý 2/2023 đã tăng trưởng khá tốt so với quý 1, dự kiến quý 3 cũng sẽ tăng trưởng tốt hơn quý 2 và tương tự với quý 4.

Còn theo năm với ngành hàng tiêu dùng, điểm bùng nổ sẽ rơi vào khoảng nửa cuối năm 2024, với lý do nửa cuối của năm 2021 và quý đầu của năm 2022, thị trường laptop và điện thoại bùng nổ với số lượng tiêu thụ cực lớn, tăng trưởng 70 - 80%.

Sau một chu kì 2 - 3 năm thì những sản phẩm đó sẽ đến chu kỳ thay đổi do hư hỏng hoặc các mẫu mới được giới thiệu. Dưới góc nhìn của chúng tôi, nửa cuối năm 2024 và nửa đầu năm 2025, thị trường laptop, điện thoại đang chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Thứ hai là cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam. Vừa qua, VNM gặp “thiên thời - địa lợi” với hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế đang có khả năng phục hồi từ năm sau, đồng thời thị trường nguyên liệu bột sữa cũng giảm giá.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ra Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng 2% hiệu lực cho tới cuối năm nay; còn về bối cảnh vĩ mô dù kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng chúng ta đã nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi sớm của hoạt động xuất khẩu.

Đối với giá bột sữa nguyên liệu như giá bột sữa nguyên kem trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 25% so với năm ngoái. Đây là mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Trong đó, giá nhập khẩu bột sữa nguyên liệu từ Trung Quốc cũng giảm mạnh. Điều này sẽ giúp VNM tiếp tục giảm mạnh chi phí đầu vào, gia tăng lợi nhuận trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội nào từ cổ phiếu ngành tiêu dùng? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714794567 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714794567 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10