Tạo sức mua bền vững để kích cầu tiêu dùng

Bài: Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - Ảnh: Quốc Tuấn 08/09/2023 03:00

Tạo sức mua bền vững để kích cầu tiêu dùng là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất, doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp từ nay đến cuối năm.

>>Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ Việt Nam?

Từ nay cho đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 chỉ còn khoảng 5 tháng. Theo thống kê, sức mua xã hội sẽ tăng dần cho đến cuối năm, từ 1 đến 2 tháng nay đã thường xuyên có các hội chợ thương mại, xúc tiến giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi được mở ra ở các vùng miền, siêu thị, TTTM trên cả nước.

thị trường nội địa với 100 triệu dân cùng nhiều tiềm năng chưa được khai thác sẽ trở thành “mục tiêu” của các nhà sản xuất bản lẻ.

Thị trường nội địa với 100 triệu dân cùng nhiều tiềm năng chưa được khai thác sẽ trở thành “mục tiêu” của các nhà sản xuất bản lẻ.

Điều đó cho thấy, tiêu dùng là 1 trong 3 trụ cột chính để phát triển kinh tế và đang rất được coi trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi xuất khẩu còn có những khó khăn thì thị trường nội địa với 100 triệu dân cùng nhiều tiềm năng chưa được khai thác sẽ trở thành “mục tiêu” của các nhà sản xuất bản lẻ.

Chúng ta rất coi trọng các biện pháp kích cầu đang thực hiện, trong đó phải nói đến “điểm nhấn” từ 1/7/2023 được kích thích thêm với chính sách giảm thuế VAT của nhà nước sẽ đem lại luồng sinh khí mới cho sức mua xã hội từ nay đến Tết Nguyên đán 2024.

Trong kích cầu tiêu dùng, kinh nghiệm cho thấy việc tạo sức mua bền vững là giải pháp quan trọng nhất mà chúng ta phải đi sâu và đề cập tới nhằm thực hiện hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy sản xuất, tăng doanh số bán lẻ, lợi nhuận cho doanh nghiệp từ nay đến cuối năm.

Vậy, để tạo ra sức mua hiệu quả bền vững chúng ta phải làm gì? Đầu tiên là tạo công ăn việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống của từng gia đình và các cá nhân trong cộng đồng. Tìm mọi cách thu hút thêm lao động vào các doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công lớn hơn, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.

Làm được hai vấn đề trên không chỉ nâng cao sức mua của người lao động tại khu vực doanh nghiệp và đầu tư công, mà còn có sức lan toả mạnh mẽ sang các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ khác như cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, các vật liệu như sắt thép, xi măng… để phục vụ  cho các công trình được đầu tư  trong cả nước.

Tiếp đó là giải “bài toán” giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Hàng hóa sản xuất hiện nay của chúng ta khá dồi dào, chất lượng đã được nâng cao. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa sản xuất và phân phối còn lỏng lẻo, chia cắt, mang tính cục bộ. Lợi nhuận trong chuỗi giá trị phân chia không công bằng, thiệt hại thường rơi vào người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Các chuỗi cung ứng ngắn tạo ra nhằm giảm chi phí ở khâu trung gian chưa được thiết lập nhiều. Ở Việt Nam, chuỗi cung chưa được coi trọng đúng mức, phát triển sản xuất và giải quyết đầu ra cho sản phẩm còn lúng túng, bị động, chậm khắc phục.

Việc kiểm soát hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại tuy có cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao, người sản xuất kinh doanh chân chính bị thua thiệt, những tổ chức cá, nhân làm ăn phi pháp thì lại thu lời, có hiện tượng coi thường pháp luật. Việc cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại nội địa còn thiếu bình đẳng, minh bạch, công khai.

>>Yếu tố tiềm năng thúc đẩy thị trường bán lẻ

>>Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ

Trong kích cầu tiêu dùng, kinh nghiệm cho thấy việc tạo sức mua bền vững là giải pháp quan trọng nhất.

Trong kích cầu tiêu dùng, kinh nghiệm cho thấy việc tạo sức mua bền vững là giải pháp quan trọng nhất.

Ngoài các tồn tại làm hạn chế sức mua xã hội nêu trên, một lần nữa chúng ta phải nhắc lại chính việc mua bán hàng hóa ở thị trường Việt Nam thiếu công khai minh bạch, bị một nhóm tổ chức cá nhân có thế mạnh ép cấp, ép giá, hàng hóa đi qua nhiều khâu trung gian dẫn tới việc hình thành giá cả không hợp lý.

Về nguyên tắc, nếu tổ chức tốt từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thì người tiêu dùng sẽ được hưởng giá bán hợp lý, nhưng thực tế không phải như vậy. Giá bị đẩy lên cao là do độc quyền của một số nhà bán lẻ mà hầu như chưa có những can thiệp của các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước.

Chính những vấn đề tồn tại nêu trên đã làm hạn chế đáng kể việc kích cầu tiêu dùng. Chúng ta phấn khởi vì nhiều đợt khuyến mại, nhưng vẫn còn “đâu đó” cách thức khuyến mại chưa đủ “độ chín” về thời gian, chất lượng hàng hóa… nên đã không  đem lại niềm vui cho người tiêu dùng xã hội. Những khiếm khuyết nêu trên đã làm hạn chế việc kích thích sức mua xã hội, niềm tin tiêu dùng chưa được vững chắc, ít có tác dụng cho những đợt kích cầu sau này ở thị trường nội địa.

Có một thực tế ai cũng nhận thức được việc sức mua không thể tăng lên một cách mạnh mẽ, bởi theo khảo sát từ Viện Kinh tế công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lương công nhân chỉ đủ trang trải 75% cuộc sống. Nông dân chiếm tới 70% lực lượng lao động trong xã hội thì hàng hóa nông sản làm ra lại luôn rơi vào tình cảnh “được mùa mất giá”, lợi nhuận sau bán ra không đủ chi phí trồng trọt, chăn nuôi…

Chúng ta tin tưởng, nếu phát huy được những mặt mạnh của các đợt kích cầu đã, đang và sẽ diễn ra từ nay trở đi, đồng thời khắc phục những tồn tại khiếm khuyết đã nêu ở trên của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh, được sự hỗ trợ trực tiếp tại các địa phương và các bộ ngành có liên quan bằng các chính sách sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hợp lý.

Lấy trọng tâm là tạo thêm sức mua xã hội một cách bền vững, thì việc kích cầu tiêu dùng sắp tới sẽ có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2024, đồng thời làm tiền đề cho sự phát triển sản xuất thương mại dịch vụ những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

  • Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ Việt Nam?

    03:00, 31/08/2023

  • Yếu tố tiềm năng thúc đẩy thị trường bán lẻ

    03:00, 24/08/2023

  • Hà Nội: Điểm sáng thị trường bán lẻ, văn phòng cho thuê trầm lắng

    05:00, 30/04/2023

  • Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ

    04:30, 02/03/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tạo sức mua bền vững để kích cầu tiêu dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO