Cơn "đau đầu" của các doanh nghiệp FDI (Kỳ 1): “Đỏ mắt” tìm nhân lực

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp FDI đang gấp rút tuyển dụng lao động nhằm thiết lập hoặc mở rộng nhà máy của họ tại Việt Nam. Nhưng, vấn đề nhân lực đang là cơn “đau đầu” với các nhà tuyển dụng.

>>> Thị trường tuyển dụng nhân sự sẽ thực sự nóng vào đầu tháng 3/2022

Doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm lao động

Theo thông tin từ nhà sản xuất điện tử Jabil Việt Nam cho biết, họ đang lên kế hoạch tuyển dụng 500 công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, với mức thưởng tương đương 3,3 triệu đồng (145,62 USD) được hứa cho mỗi nhân viên mới.

Nhà sản xuất điện tử Jabil Việt Nam.

Nhà sản xuất điện tử Jabil Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong khi một số công ty khác trong Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao Sài Gòn, bao gồm công ty dược phẩm Sanofi, cùng với các nhà sản xuất điện tử Platel Vina và Intel cũng đang “đỏ mắt” tìm kiếm kỹ thuật viên.

Còn theo một báo cáo từ công ty tuyển dụng Navigos cho thấy ở phía Bắc, nhiều dự án sản xuất thiết bị điện tử mới từ các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang muốn tuyển dụng nhân viên. Nhưng, hầu hết các nhà máy này đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người phù hợp vì chúng nằm cách xa các thành phố lớn và có rất ít công nhân nói tiếng Trung thành thạo.

Bên cạnh đó, Navigos cho biết đang có sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp đối với người lao động trong ngành CNTT, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn và blockchain, do sự thiếu hụt nhân tài.

Báo cáo cũng cho biết kể từ quý trước, các công ty tài chính cũng đang tìm kiếm nhân sự CNTT, điều này cho thấy lĩnh vực tài chính có thể sẽ có nhu cầu cao hơn đối với những người lao động trong năm nay. Mặt khác, các công ty CNTT toàn cầu đang đầu tư vào Việt Nam bằng cách thành lập các văn phòng đại diện hoặc trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng. 

Nhân sự trong lĩnh vực CNTT đang có nhu cầu cao từ các doanh nghiệp.

Nhân sự trong lĩnh vực CNTT đang có nhu cầu cao từ các doanh nghiệp.

Còn trong lĩnh vực sản xuất, các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam để nắm giữ các vị trí chủ chốt như giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương hoặc Đông Nam Á, Navigos cho biết.

Mặc dù điều này đang cho thấy năng lực của nhân lực Việt Nam đã tăng lên để đảm bảo các vị trí quan trọng trong khu vực. Nhưng, cũng chỉ ra rằng việc thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao đang là bài toán đau đầu của các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp.

>>> Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

>>> Đâu là yếu tố giữ chân và thu hút nhân sự ngành chuyển phát nhanh mùa cuối năm?

Giữ chân người lao động sau tết

Song, bên cạnh đó còn một nỗi lo “giữ chân” người lao động của các doanh nghiệp.

Theo một con số của Tổng cục Thống kê cho biết, các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp lớn của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh công nghiệp lân cận như Bình Dương và Đồng Nai đã bị thiếu hụt khoảng hơn 2 triệu người trong cuộc di cư từ thành thị về nông thôn vào năm 2021 vì đại dịch, điều này đã khiến nhiều nhà máy phải tranh giành nhân viên ngay cả trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán.

Các trung tâm sản xuất phía Nam đang thiếu hụt lượng lao động lớn.

Các trung tâm sản xuất phía Nam đang thiếu hụt lượng lao động lớn.

Trong khi đó, theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, các công ty ở đây cần khoảng 30.000 lao động mới trước kỳ nghỉ Tết, rơi vào tuần đầu tiên của tháng hai năm nay. Và sau Tết, họ cần thêm tới 75.000, đồng thời cho biết công nghệ thông tin, điện và điện tử là những ngành tuyển dụng chính.

Các công ty ở Việt Nam đã gặp thêm thách thức khi hoạt động trở lại sau khi đóng cửa vào mùa hè năm ngoái. Một cơn “đau đầu” khác với các nhà tuyển dụng lao động khi dịp tết Nguyên đán của Việt Nam đang đến gần. Việc tuyển dụng người lao động trước tết và giữ chân sau tết là cả một vấn đề thách thức.

Một giám đốc nhân sự công ty FDI cho biết, lực lượng lao động của công ty gặp nhiều hạn chế sau kỳ nghỉ tết là điều “không thể tránh khỏi”. “Chúng tôi có thể giữ lại và tuyển dụng bao nhiêu người trong thời gian này phụ thuộc vào chính sách phòng, kiểm dịch của chính quyền địa phương. Chúng tôi không thể làm được quá nhiều".

Trong khi đó, một số công ty khác đang cố gắng cho công nhân làm thêm giờ để bắt kịp tiến độ sản xuất, hãng sản xuất du thuyền Corsair Marine nỗ lực bù đắp khoảng thời gian đã mất bằng cách cho một nửa số nhân viên trong số 400 người của họ làm thêm giờ trong khoảng hai tuần trở lại đây.

Mặc dù các địa phương phía Bắc không bị thiếu hụt lao động nặng nề như phía Nam, nhưng các doanh nghiệp vẫn đang phải có giải pháp giữ nhân lực. Một số công ty vẫn thanh toán các khoản phí cơ bản đễ hỗ trợ người lao động, một số khác chọn cách tăng lương, trả nguyên lương trong trường hợp lao động nghỉ ở nhà vì COVID-19, để giữ chân người lao động.

Chính sách của nhà nước

Trên thực tế, bài toán thiếu hụt lao động sẽ được giải quyết phần nào nếu có các giải pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội từ các Ban, Ngành và Nhà nước.

Tập đoàn Samsung đã hỗ trợ xe đưa đón công nhân về quê ăn tết.

Tập đoàn Samsung đã hỗ trợ xe đưa đón công nhân về quê ăn tết.

Gần đây, Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động cũng nhấn mạnh đến các chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh các chi phí sinh hoạt tối thiểu, chi phí đi lại, y tế, sắp xếp nơi ở tạm thời, hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt…

Và mới đây nhất là chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 do Quốc hội ban hành. Theo đó, sẽ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm (sử dụng khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021).

Việt Nam hiện tại đang là một trụ cột chính trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là cơ sở sản xuất chủ chốt của những nhà sản xuất lớn toàn cầu như Samsung, LG và Intel. Mặc dù đã có nhiều chính sách thiết thực dành cho người lao động của Nhà nước, các Ban, Ngành, địa phương và cả doanh nghiệp trước kỳ nghỉ tết, nhưng có lẽ mọi thứ còn nhiều thách thức…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơn "đau đầu" của các doanh nghiệp FDI (Kỳ 1): “Đỏ mắt” tìm nhân lực tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713549712 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713549712 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10