Khi các công ty khởi nghiệp đang phải gồng mình với nền kinh tế suy thoái thì công ty khởi nghiệp Gbike lại chuẩn bị mọi thủ tục trước thềm IPO và đang xem xét mua lại đối thủ.
>>OpenAI nuôi tham vọng trở thành một trong những startup giá trị nhất thế giới
Gbike có trụ sở tại Seoul, nhà điều hành xe tay ga điện tử và xe đạp điện dùng chung, đang đi một con đường khác. Công ty khởi nghiệp này đang tích cực chuẩn bị ra mắt công chúng trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc và đang khám phá các thương vụ mua lại tiềm năng.
Sau khi kết thúc vòng cấp vốn Series C của mình, công ty khởi nghiệp này đã huy động được khoảng 9,1 triệu USD, tương đương 11,9 tỷ KRW, dưới dạng trái phiếu chuyển đổi. Vòng mới nhất này nâng tổng số tiền mà Gbike huy động được lên 21 triệu USD kể từ khi thành lập vào năm 2017.
>>Startup Humane AI Pin ra sản phẩm “tàng hình” thay thế điện thoại thông minh
Sau 7 năm thành lập công ty khởi nghiệp này đã tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ toàn cầu với khả năng sinh lời đầy ấn tượng. Trong báo cáo năm 2022, Ebitda là 40 triệu USD và doanh thu là 13,7 triệu USD.
Theo Walter Yoon, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Gbike chia sẻ, Gbike dự đoán doanh thu tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, nhắm mục tiêu khoảng 50 triệu USD vào năm 2023. Hơn nữa, công ty khởi nghiệp này đặt mục tiêu đạt 30% EBITDA và 10% EBIT trong cùng năm.
Lợi nhuận Gbike được cải thiện là nhờ sự tích hợp sâu rộng theo chiều dọc, bao gồm hậu cần, vận hành và sản xuất, dựa trên khả năng tích hợp đầy đủ này, Gbike đặt ra tầm nhìn của mình là đổi mới hệ sinh thái di động vi mô thông qua cơ sở hạ tầng trao đổi pin. Tầm nhìn này đã gây được tiếng vang tới các nhà đầu tư.
Nhà sáng lập Walter Yoon cho biết, hiện công ty khởi nghiệp đang tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến việc mua lại trong ngành di động vi mô. Mục tiêu là nâng cao sự hiện diện của Gbike trên thị trường trong và ngoài nước, trước đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo kế hoạch vào đầu năm 2025. Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể vẫn chưa được hoàn thiện, Yoon đề cập rằng công ty hiện đang đánh giá 3 đến 5 mục tiêu mua lại tiềm năng. Số lượng thương vụ mua lại chính xác mà Gbike sẽ theo đuổi vẫn chưa được xác định.
Cách tiếp cận chiến lược của Gbike liên quan đến việc xây dựng dựa trên các thế mạnh hiện có, được minh chứng bằng việc mua lại nền tảng di động vi mô địa phương ZET từ Hyundai Motor vào năm ngoái. Động thái này nhằm tăng cường khả năng công nghệ của Gbike thông qua hợp tác với ZET, mặc dù chi tiết tài chính của giao dịch chưa được tiết lộ.
>>UII Demo Day 2023: Startup tiếp cận và giới thiệu sản phẩm dịch vụ - mô hình kinh doanh
Cách đây 2 năm, công ty khởi nghiệp Gbike đã bắt tay vào sáng tạo các trạm trao đổi pin và vào tháng trước, Gbike đã hợp tác với Zentrophy, một nhà điều hành cơ sở hạ tầng trao đổi pin của Hàn Quốc, để xây dựng trạm trao đổi pin đầu tiên tại Hàn Quốc trong năm nay.
Kế hoạch đầy tham vọng của Gbike bao gồm việc thành lập 4.000 trạm trên toàn quốc vào năm 2030. Sau khi đạt được sự bền vững về tài chính thông qua cơ sở hạ tầng pin có thể thay thế, công ty khởi nghiệp này dự kiến sẽ mở rộng việc sử dụng hệ thống pin của Gbike cho các nhà sản xuất phương tiện di chuyển cá nhân thuộc sở hữu tư nhân khác.
Có thể bạn quan tâm