"Cuộc chiến nảy lửa" đất hiếm (Kỳ V): Ám ảnh quá khứ đau buồn

Diendandoanhnghiep.vn Hàng thế kỷ qua, nguồn tài nguyên, kể cả đất hiếm khắp nơi trên thế giới đều đổ về các nền công nghiệp phát triển nhất, để lại bức tranh xám màu ở châu Phi và Trung Đông.

Châu Phi giàu tài nguyên nhưng vẫn nghèo!

Châu Phi giàu tài nguyên nhưng vẫn nghèo!

>> "Cuộc chiến nảy lửa" đất hiếm

Cuộc cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực đất hiếm nói riêng và khoáng sản nói chung là điều tất yếu, phản ảnh tính chất đặc trưng của từng giai đoạn phát triển kinh tế công nghiệp, như đã từng xảy ra với dầu mỏ, than đá, vàng,…

Nhưng vấn đề là cuộc chiến này sẽ đưa loài người đến đâu? Liệu giá trị tạo ra có thể tái phân phối công bằng cho các nước nghèo, thế giới thứ ba - hay chỉ làm giàu thêm cho các cường quốc và để lại đói nghèo, bất ổn tại các khu vực kém phát triển?

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - châu Phi, có sự tham gia của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Tổng thống Burkia Faso, Ibrahim Traore - người sinh năm 1988 đã có bài phát biểu gây chấn động: “Tôi không hiểu tại sao châu Phi với nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ lại là lục địa nghèo nhất, nơi nạn đói hoành hành? Chúng tôi đặt ra những câu hỏi này nhưng không nhận được bất kỳ câu trả lời nào! Chúng tôi đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân mới, một hình thức nô lệ thời hiện đại đang áp đặt lên chúng tôi.”

Tất cả chúng ta đều biết rằng, mục đích cuối cùng của xâm lược thuộc địa sau thế chiến thứ I là tìm nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cách mạng công nghiệp, thực hiện tham vọng cho giới tư bản mới nổi tại Mỹ và châu Âu.

Phần lớn những thứ giá trị nhất như vàng, kim cương, sắt, đồng, thiếc,…ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin bị khai thác chuyển về chính quốc, chạy đua sản xuất hàng hóa, vũ khí quay ngược lại đô hộ các nước bị trị. Ví dụ ở Việt Nam, tư bản Pháp 2 lần khai thác thuộc địa.

Sau thế chiến II, trật tự mới được thiết lập, vận hành dựa trên nguyên tắc, luật pháp quốc tế, nhưng có điều chỉ một vài cường quốc có quyền viết luật chơi, phần còn lại chỉ có 2 lựa chọn: tuân theo hoặc bị loại khỏi hệ thống toàn cầu.

Trong cơn lốc toàn cầu hóa, thông qua “xuất khẩu tài chính” gọi bằng thuật ngữ “đầu tư nước ngoài”, các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục mĩ miều hóa công cuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các nước đang phát triển. Hình thức đặt nhà máy, dùng nguyên liệu tại chỗ chế biến sản xuất hàng hóa phục phụ các nước giàu có.

>> Ai giúp Nhật Bản thoát phụ thuộc đất hiếm Trung Quốc?

Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển đa phần bán thô khoáng sản, tài nguyên để nhận lấy công ăn việc làm, nguồn thu thuế, hoặc đánh đổi tài nguyên để tiếp cận các khoản vay xây dựng hạ tầng như trường hợp Sri Lanka, Myanmar, Lào,…trong chương trình “Vành đai và Con đường”.

Dầu mỏ Trung Đông là minh chứng điển hình cho cuộc đấu đá giữa các cường quốc

Dầu mỏ Trung Đông là minh chứng điển hình cho cuộc đấu đá giữa các cường quốc

Tại sao các quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ và khí đốt, nhưng họ chưa bao giờ yên bình? Do sự can thiệp thô bạo của phương Tây, bắt buộc giao dịch dầu mỏ bằng USD, thông qua hệ thống do Mỹ kiểm soát; một số chính thể như Saddam Hunsein, Gaddafi bị ép buộc thân Mỹ hoặc sụp đổ.

Sở hữu nguồn tài nguyên quý giá nhưng một số quốc gia bị “nắm thóp” trong vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Cái Mỹ và đồng minh đã dùng là chống khủng bố, xuất khẩu dân chủ,…để khuất phục các nước Trung Đông.

Đó chỉ là lát cắt nhỏ liên quan đến hệ quả “hồng nhan bạc phận” của dầu mỏ. Trong lịch sử chưa loại tài nguyên nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn dầu mỏ, nhưng trong tương lai khi năng lượng hóa thạch cạn kiệt, loài người bắt buộc tìm cách thích ứng.

Thời kỳ hậu công nghiệp, đặc trưng bởi cách mạng 4.0, sử dụng năng lượng tái tạo đặt nguồn tài nguyên đất hiếm vào vị trí tương tự dầu mỏ. Chính vì thế, ngay từ năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình dõng dạc tuyên bố “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”.

Đất hiếm chỉ là tiềm năng với các nước đang phát triển vì quá trình từ khai thác đến khi sản xuất chip đòi hỏi trình độ công nghệ vượt trội - dĩ nhiên trên thế giới rất ít quốc gia có thể làm được.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Cuộc chiến nảy lửa" đất hiếm (Kỳ V): Ám ảnh quá khứ đau buồn tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714222388 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714222388 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10