Đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cần có giải pháp kiểm soát giá đất nền

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia cho biết, cơn sốt đất nền trong thời gian gần đây một phần đến từ “kẽ hở” trong Luật Đất đai và có nguy cơ gây đổ vỡ thị trường bất động sản nếu không kiểm soát kịp thời.

Thị trường bất động sản đang trải qua những ngày "quay cuồng" khi khắp mọi nẻo đường đều nghe tin sốt đất, giá đất ở nhiều khu vực tăng gấp đôi, gấp rưỡi chỉ trong thời gian ngắn, nhà nhà người người đổ xô làm "cò đất" với tham vọng kiếm lời từ sức nóng của thị trường.

Toạ đàm "Bất động sản mùa xuân lần I" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Tạp chí Reatimes tổ chức mới đây

Tuy nhiên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cần cảnh giác với câu chuyện "sốt" đất nền, nó luôn là nguồn cơn của "sốt" giá bất động sản. Giá tiếp tục tăng nhưng giao dịch thật không có nhiều. "Chúng tôi đã có báo cáo tới Thủ tướng Chính phủ, dù không quá căng thẳng nhưng cần có giải pháp để kiểm soát giá đất nền".

"Kinh tế thực của Việt Nam có thể không đạt được tốc độ phát triển nhanh như mong muốn của Nhà nước. Cùng với đó, các nguy cơ về bùng nổ tài chính có thể xảy ra. Không nên đua theo dòng tiền của đất nền "sốt" ảo bởi có thể dẫn đến đổ vỡ bất động sản" - TS Lê Xuân nghĩa cho biết.

Trong khi đó, theo GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, tình trạng sốt đất xảy ra một phần là do tác động của Luật Đất đai 2013 khi mở rộng quy định về phân lô bán nền. Các quốc gia trên thế giới họ dùng hình thức phân lô bán nền chỉ để giải quyết nhà ở ở đô thị, không đưa vào thương mại. Đưa đất nền vào thương mại là điều rất tối kỵ.

Những cơn sốt đất nền hiện nay chính là "cuộc chơi" của những tay đầu cơ và đội nhóm.

Về nguyên tắc, thị trường bất động sản phải khai thác giá trị đầu tư trên đất chứ không phải chờ tăng giá đất để gặt hái lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền vào bất động sản để tăng giá bán đi là một hành động làm hại nền kinh tế.

GS Đặng Hùng Võ cho biết, từ năm 2016 - 2020, Chính phủ đã chỉ thị 4 lần về sửa đổi Luật Đất đai. Tuy nhiên từ 2016 đến nay, Luật Đất đai vẫn chưa được sửa, và có lẽ đến 2023 mới có thể thực hiện sửa. Hiện nay Luật còn rất nhiều bất cập lớn, cản trở phát triển kinh tế. Cơ hội phát triển của Việt Nam khá lớn nhưng đất đai cứ bị ách tắc với những quy định cũ.

Trong đó, đất nông nghiệp, hiện nay vẫn chưa thực hiện tích tụ, tập trung đất đai có hiệu quả. Đây là câu chuyện phức tạp và cần có thay đổi. Hiện nay, chuyển nhượng đất đai tại nông thôn gần như không làm thủ tục mà giấy tay là chính. Dẫn đến khó kiểm soát giao dịch đất đai ở các vùng quê, và thực tế hậu quả có thể nhìn thấy rõ qua các cơn "sốt đất" đang diễn ra gần đây.

Theo GS Đặng Hùng Võ, ở các nước phát triển, người ta sử dụng công cụ thuế chuyển quyền theo đánh lũy tiến ở mức cao vào những trường hợp mua nhanh, bán nhanh mang tính “lướt sóng”. Họ cũng có sắc thuế riêng đánh vào giá trị đất đai tăng thêm do đầu tư của người khác mang lại. Hiện nay hệ thống thuế bất động sản của Việt Nam chưa được đổi mới, do đó chưa thể dùng công cụ thuế để cắt sốt đất. Việc người dân chuyển quyền sử dụng đất vẫn phải xác nhận đăng ký giao dịch.

“Mỗi địa phương, việc cắt sốt đất có thể thực hiện bằng 3 việc, bao gồm: Tạm dừng việc cho chuyển mục đích sử dụng đất vì quy hoạch kỳ tới chưa được phê duyệt; giải tán các “chợ cóc” bất động sản do giới “cò nhà đất” lập ra; đề nghị báo chí vào cuộc để đăng tải những thông tin chính xác về tình trạng quy hoạch, những rủi ro gặp phải… nhằm không để hình thành hiệu ứng đám đông” – vị GS kiến nghị.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết, các địa phương cần dựa trên Nghị định 148/2020/NĐ-CP theo hướng thông qua Hội đồng nhân dân một quy trình thống nhất về giải quyết đất đai cho các dự án đầu tư, nhằm đẩy nhanh việc phê duyệt dự án đầu tư bất động sản, giảm tâm lý e ngại thiếu cung nhà ở trong vài ba năm tới. Đồng thời đổi mới về quản lý đất đai hướng tới một thị trường bất động sản bền vững để chung tay xây dựng Luật Đất đai sửa đổi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cần có giải pháp kiểm soát giá đất nền tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714265335 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714265335 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10