Đó là khẳng định của ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng tại Hội thảo bất động sản tại Đà Nẵng diễn ra ngày 3/11.
Theo thống kê, TP Đà Nẵng có 11 khu du lịch nghỉ dưỡng đang đầu tư xây dựng, với khoảng 18.000 căn hộ condotel. Quảng Nam có 15 dự án, trong đó có 4 dự án căn hộ condotel. Đáng chú ý, theo đánh giá của Quảng Nam thì cơ sở lưu trú du lịch mới chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu thực.
Trong khi đó, Quảng Nam đến năm 2025 sẽ phát triển thêm khoảng 50 triệu m2 sàn, đến năm 2030 đạt khoảng 52 triệu m2 nhà ở. Hiện tại, Bộ Xây dựng đang tham gia một số lĩnh vực văn bản, cùng với các Bộ khác tham gia xây dựng 1 luật sửa nhiều luật; Luật này sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và dự kiến sẽ trình vào tháng 12/2021.
Ông Khởi khẳng định, Bộ Xây dựng sẽ trình song song Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản với luật đất đai. Xét về góc độ luật pháp, Bộ Xây dựng rất quan tâm, thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở cho người dân, đặc biệt là nhà ở thu nhập thấp, chắc chắn sẽ sửa đổi các quy định.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất sửa Luật kinh doanh bất động sản để cập nhật được các hình thái, mô hình bất động sản của quốc tế ví dụ như blockchain trong bất động sản, hoạt động môi giới làm sao để thị trường phát triển lành mạnh, đặc biết khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh doanh bất động sản.
Tại Hội thảo, TS. Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, về xã hội với sự tác động mạnh bởi Covid-19, quản lý xã hội đã bộc lộ sự thiếu chủ động và có lối mòn theo tư duy giao gì quản nấy, nhưng thực tế xã hội có sự đa dạng, tác động lớn với các mối quan hệ đan xen.
Xét về bất động sản, là nói về phát triển kinh tế - xã hội hội, đơn cử du lịch, giao thông, văn hóa, nông nghiệp... Trong đó du lịch gắn với điểm đến, hạ tầng, chính sách phát triển du lịch gắn với chính phát triển kinh tế.
“Quy hoạch phát triển Đà Nẵng, Quảng Nam cho thấy sự năng động, không thua kém miền Bắc và miền Nam. Khi Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị, chúng tôi cho rằng các địa phương cần thực thi chính sách không những kịp thời, mà còn an toàn. Bởi lẽ, cái giá phải trả nếu không đảm bảo an toàn là rất lớn”, ông Xuân cho biết.
Về mặt nghiên cứu, nên nâng cao năng lực quản trị xã hội. Muốn du lịch thì phải du lịch an toàn, phải kiểm soát được khách đến – đi thế nào, đi đâu và đến đâu. Mặt khác, phải đảm bảo môi trường an toàn vệ sinh lao động, văn hóa văn mình. Vấn đề này mang tính cấp bách với các địa phương, đặc biệt trong bối cảnh các địa phương, cần gắn vấn đề này thích ứng với sự an toàn thế nào?
Chính phủ rất quan tâm phòng chống COVID-19, đảm bảo phát triển kinh tế an toàn ... Các chính sách đều đã rõ, kịp thời, nhưng tính thực thi rất chậm.
Như đã đề cập, phát triển thị trường BĐS phải gắn với phát triển kinh tế nói chung. Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Điều này đồng nghĩa Luật, Nghị định, Thông tư sửa nhiều.... và đó là kim chỉ nam cho sự thay đổi.
Sự thay đổi ấy gắn với bộ ngành địa phương. Với phát triển kinh tế du lịch thành mũi nhọn, cần có các kế hoạch với những chỉ tiêu ưu tiên vì sự phát triển của lĩnh vực này kéo theo cách ngành khác.
“Cần chính sách đủ rõ, du lịch gắn với bất động sản. Khi du lịch có vấn đề thì ảnh hưởng ngay đến BĐS. Do đó, chính quyền địa phương cần có sự chủ động, năng động hơn để hấp thụ, khơi thông chính sách. Nhà nước đã tạo điều kiện, thực thi được hay không phụ thuộc vào địa phương”, ông Đoàn Ngọc Xuân nói.
Theo Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết: “Chính phủ vừa có chủ trương cho phép Đà Nẵng cùng với Phú Quốc (Kiên Giang), Quảng Nam, Khánh Hoà được đón khách du lịch quốc tế. Điều này minh chứng rằng dịch bệnh COVID-19 trong nước đang được kiểm soát tốt. Chúng ta đang cùng với khu vực, thế giới bước vào giai đoạn bình thường mới”.
Tại đây, ông Bình nhấn mạnh Đà Nẵng có 2 tiêu chí để cho sự phát triển bất động sản du lịch mạnh mẽ hơn trong thời gian gồm: Nghị quyết 43 của Trung ương cho Đà Nẵng, trong đó định hướng phát triển du lịch chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng, trong đó quỹ đất dành cho phát triển du lịch cũng như bất động sản du lịch là hơn 1.000 ha.
“Do đó, ngay khi được chấp thuận,TP Đà Nẵng sẽ từng bước đón khách du lịch quốc tế trở lại theo lộ trình được hướng dẫn và chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị đón khách quốc tế đến các cơ sở lưu trú đảm bảo an toàn, tạo ra hiệu qua kinh tế, góp phần thúc đẩy trở lại của thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng”, Phó Giám đốc sở Du lịch TP. Đà Nẵng khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Bất động sản Đà Nẵng khan hiếm nhà ở thực
14:00, 03/09/2021
“Át chủ bài” của Sunshine Group tại thị trường bất động sản Đà Nẵng
12:17, 20/08/2021
Bất động sản Đà Nẵng 2021: Qua cơn "bĩ cực"
11:30, 08/02/2021
Dự án The Dien Nam Village - Phân khu Rico Center: Dấu ấn cho thị trường bất động sản Đà Nẵng
14:30, 12/12/2020
Nhà đầu tư F0 “càn quét” bất động sản Quảng Nam, Đà Nẵng
11:00, 05/07/2021
Khơi thông sông Cổ Cò: Tiềm năng phát triển du lịch, bất động sản Quảng Nam-Đà Nẵng
19:12, 08/01/2021
"Phá băng” bất động sản Quảng Nam
07:00, 22/12/2020