[ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐI THIỂU 2019] VCCI "chốt" mức đề xuất tăng 2%

Thy Hằng 26/07/2018 11:28

Theo nguồn tin của DĐDN, tại phiên đàm phán lương tối thiểu vùng 2019 sáng 26/7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đại diện giới sử dụng lao động đã đề xuất mức tăng 2%. 

Đề xuất này đã thay đổi so với đề xuất tại phiên đàm phán lần đầu tiên ngày 9/7. Cụ thể, ông Hoàng Quang Phòng- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mức điều chỉnh này là đảm bảo hài hoà giữa đảm bảo đời sống người lao động và hoạt động của doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đề xuất mức tăng 2% lương tối thiểu vùng 2019.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng đề xuất mức tăng 2% lương tối thiểu vùng 2019.

Mức điều chỉnh này để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và tạo việc làm ổn định, đồng thời cải thiện chất lượng việc làm, tạo việc làm công ăn lương có Hợp đồng lao động.

Bởi thực tế, hiện chỉ có khoảng 12 triệu lao động chiếm 24% lao động có hợp đồng lao động có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu và có BHXH còn lại gần 38 triệu lao động không có hợp đồng lao động, nhiều lao động trong số này chỉ nhận được dưới mức lương tối thiểu và không tham gia BHXH nên những đối tượng này sẽ phải đối mặt với những biến cố về giá cả tăng thêm do tác động của việc tăng lương tối thiểu.

Trên thực tế, việc điều chỉnh đề xuất giữa các bên là điều tất yếu trong đàm phán lương tối thiểu mỗi năm. Vào năm 2017, đàm phán lương tối thiểu 2018 đã phải trải qua 3 phiên đàm phán căng thẳng, một bên đề xuất 13% và một bên đề nghị không tăng, trước khi đạt được phương án thống nhất mức 6,5%.một bên đề xuất 13% và một bên đề nghị không tăng 

Mới đây, tại phiên đàm phán lần 1 vào ngày 9/7, phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia lần thứ nhất khép lại với khoảng cách giữa đại diện phía người lao động và doanh nghiệp là 8%. Cụ thể VCCI đề xuất không điều chỉnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng 8% và bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng tiền lương Quốc gia đưa ra mức tăng khoảng 5,3% cho năm 2019.

Tuy nhiên, đây chỉ là sự tham vấn cho các bên đàm phán, mức chính thức sẽ dựa vào thực tế đàm phán giữa VCCI và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • [ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐI THIỂU 2019] Phía doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ thay đổi đề xuất

    [ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐI THIỂU 2019] Phía doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ thay đổi đề xuất

    11:00, 26/07/2018

  • [ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐI THIỂU 2019] Vì sao khó “chốt” phương án điều chỉnh trong lần 2?

    [ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐI THIỂU 2019] Vì sao khó “chốt” phương án điều chỉnh trong lần 2?

    09:00, 26/07/2018

  • Lương tối thiểu 2019: Hiệp hội DNNVV Việt Nam kiến nghị giãn tiến độ điều chỉnh

    Lương tối thiểu 2019: Hiệp hội DNNVV Việt Nam kiến nghị giãn tiến độ điều chỉnh

    05:00, 26/07/2018

  • [Lương tối thiểu 2019] Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc: Gánh nặng chi phí lao động đến “đỉnh điểm”

    [Lương tối thiểu 2019] Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc: Gánh nặng chi phí lao động đến “đỉnh điểm”

    11:40, 20/07/2018

  • Lương tối thiểu 2019: DN mong chưa điều chỉnhp/Kỳ II: Hiệp hội DN Nhật Bản lo ngại Việt Nam mất khả năng cạnh tranh

    Lương tối thiểu 2019: DN mong chưa điều chỉnh Kỳ II: Hiệp hội DN Nhật Bản lo ngại Việt Nam mất khả năng cạnh tranh

    20:00, 18/07/2018

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đồng thời khẳng định, trong cuộc đàm phán này, Nhà nước chỉ đứng ở vị trí trung gian và định ra “luật chơi” thông qua việc xây dựng cơ chế chính sách. “Nhà nước thúc đẩy 2 bên thương lượng và thoả thuận. Trong đàm phán lương tối thiểu vùng, câu chuyện cũng như vậy”, ông Doãn Mậu Diệp giải thích.

Bày tỏ quan điểm với tư cách cá nhân, ông Doãn Mậu Diệp cho rằng, mức tăng năm nay khó có thể bằng mức tăng của năm 2018. Bởi nhiều rủi ro còn tiềm ẩn với doanh nghiệp. Ngay thời điểm này, tỉ giá USD đang tăng nhanh. Doanh nghiệp xuất khẩu chịu nhiều thòi. Các bên cần phải có sự tương trợ và rốt cuộc sẽ tìm ra 1 phương án chung cuối cùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[ĐÀM PHÁN LƯƠNG TỐI THIỂU 2019] VCCI "chốt" mức đề xuất tăng 2%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO