Đấu thầu dự án giảm nghèo còn nhiều vướng mắc

Diendandoanhnghiep.vn Đầu thầu cho phục vụ cho chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đang bộc lộ nhiều khó khăn trở ngại khiến doanh nghiệp, hợp tác xã khó khăn.

>>Lâm Đồng chấn chỉnh công tác đấu thầu

Đây là một thực tế được nêu lên tại Hội thảo triển khai các chính sách về chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai ngày 23/08. Các đại biểu đã nêu hàng loạt ý kiến đã nêu lên những khó khăn cho doanh nghiệp, hợt tác xã tham gia vào chuỗi liên kết, chủ thể dự án trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Luy- Chi Cục trưởng, Chi cục PTNT tỉnh Bắc Giang cho hay “trong triển khai các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn, chúng tôi gặp vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm vật tư, con giống phục vụ dự án, phương án hỗ trợ cây, con, giống vật nuôi. Điều này làm giảm hiệu quả của chương trình khi phải chờ.”

Hội thảo triển khai các chính sách về chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững gia đoạn 2021-2025 tại Gia Lai

Hội thảo triển khai các chính sách về chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững gia đoạn 2021-2025 tại Gia Lai

Do đó, ông Luy cũng kiến nghị cần ban hành hướng dẫn quy trình và các bước cụ thể trong triển khai dự án hỗ trợ phương thức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Bao gồm các nội dung như đấu thầu, mua sắm vật tư, con giống phục vụ dự án, phương án.

Đại diện tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết gặp phải những vướng mắc tương tự. Ông Ngô Văn Hưng - Chi Cục trưởng, Chi cục PTNT tỉnh Quảng Ngãi phân tích: Theo quy định tại khoản 12, 13, Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ và Điều 6, 7 của Thông tư số 09/2022/TT- BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định, đơn vị chủ trì liên kết, người đại diện cộng đồng dân cư là đại diện trực tiếp xây dựng dự án trình Hội đồng thẩm định, Tổ thẩm định dự án phê duyệt, ký kết hợp hợp đồng với cơ quan, đơn vị được giao vốn để triên khai dự án. Đối với cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất được ký hợp đồng với đơn vị chủ trì liên kết, người đại diện cộng đồng triển khai thực hiện dự án, kế hoạch liên kết. Thực hiện giám sát, thanh toán, giải ngân vốn dựa trên kết quả nghiệm thu từng giai đoạn hoàn thành nội dung, hoạt động của dự án, kế hoạch liên kết theo tiến độ thực hiện được cấp có thẩm quyền quyết định.

Tuy nhiên Bộ Tài chính lại có Thông tư 46/2022/TT- BTC quy định tại khoản 5, Điều 13 và khoản 2, Điều 3 Chi hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

Theo đại diện tỉnh Quảng Ngãi, những quy định “tréo ngoe” này, đã bất cập khi thực hiện các thủ tục, hồ sơ xây dựng dự án và thanh quyết toán. Gây không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và giải ngân vốn. Điều này còn ảnh hưởng tới doanh nghiệp, hợp tác xã trong thực hiện dự án và người dân thụ hưởng trực tiếp. Không chỉ vậy mà còn làm nghẽn công tác giải ngân vốn đầu tư công, thông qua các chương trình này.

Khó khăn bất cập của chương trình sẽ khiến đối tượng thụ hưởng mất đi tính nhân văn

Khó khăn bất cập của chương trình sẽ khiến đối tượng thụ hưởng mất đi tính nhân văn

Đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, ông Hồ Thanh Phát cũng góp ý, “mình hỗ trợ người nghèo thì không phải mua sắm thường xuyên. Khoản nào trên 1 tỷ thì cho đấu thầu, khoản nào dưới 1 tỷ thì cho chỉ định thầu. Chứ cứ đưa vào làm kế hoạch mua sắm thường xuyên nên khoản nào trên từ 100 triệu trở lên cũng phải đấu thầu là thua. Thời gian kéo dài, mà đấu thầu xong không đúng ý của người thụ hưởng thì người ta không tham gia cũng rất là dở.”

Các đại biểu đã nêu hàng loạt vấn đề liên quan đến đấu thầu, giải ngân dự án

Các đại biểu đã nêu hàng loạt vấn đề liên quan đến đấu thầu, giải ngân dự án

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại 3 Vùng

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho hay “chúng tôi đã ghi nhận có 10 ý kiến phát biểu, trong đó có những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ. Sau buổi hôm nay, chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ, Văn phòng chương trình giảm nghèo Quốc gia để có những tháo gỡ. Hôm nay ghi nhận 5 vấn đề lớn nhất gây ra chậm là đấu thầu, ban hành chính sách, các quy định về quỹ quay vòng vốn, mua sắm thường xuyên, kinh phí. Giao cho phòng giảm nghèo nghiên cứu tất cả các ý kiến để có những giải pháp đầy dủ minh bạch.”

“Không cái gì vượt qua luật được, nên chúng ta cứ tuân thủ luật đã. Tuy nhiên đối với nông nghiệp mà triển khai chậm thì cũng rất khó cho đối tượng hưởng thụ, vì vậy cần vận dụng cái hay, cái đúng để làm nâng cao hiệu quả của chương trình,” Cục trưởng Lê Đức Thịnh nói thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đấu thầu dự án giảm nghèo còn nhiều vướng mắc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714375340 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714375340 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10