Đối với Grab, Grab Money là 1 hướng đi chiến lược quan trọng nhằm kiến tạo một nền tài chính số thật sự - với tham vọng tạo một cuộc "cách mạng" trong dịch vụ tài chính ngân hàng.
Ngày cuối năm 2019 mở màn 10 năm tới đánh dấu một sự kiện thầm lặng nhưng sẽ ảnh hưởng tới ngành ngân hàng tài chính tại Asean và thế giới. Grab và Singel xin giấy phép thành lập một ngân hàng số hóa toàn diện có vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỉ USD nhằm thực hiện chuyển đổi số tận gốc rễ dịch vụ tài chính ngân hàng.
Có thể nói, dịch vụ số tài chính và tiền điện tử là mục tiêu quan trọng và cốt lõi nhất của Grab ngay từ ngày đầu thành lập. Tuy nhiên, Grab rất khôn ngoan khi tiếp cận thị trường tài chính số bằng cách thúc đẩy và xây dựng các dịch vụ trong cuộc sống. Khi xây dựng đế chế tài chính số, cách tiếp cận thường sử dụng Push - đẩy khi ra mắt tiền số và triển khai dịch vụ sau đó. Ngược lại Grab sử dụng chiến lược kép - kiến tạo các dịch vụ để xây dựng đế chế khách hàng và tạo hiệu ứng đám đông từ đó mới tiến tới đưa ra Grab Money.
"Đốt tiền" để xây móng vững chắc
Trong thời gian qua, chúng ta chứng kiến Grab đốt tiền và xây dựng hệ sinh thái dịch vụ Grab. Grab đã đưa ra dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn, giao hàng. Ngoài ra Grab cũng đã triển khai một số dịch vụ tài chính số như ví điện tử, bảo hiểm cho tài xế và cho vay.
Những bước tiến này trong thời gian qua đã tạo ra những giá trị với Grab đó là: Tạo dựng thương hiệu và độ phủ; Tạo ra tập khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ trên nền tảng Apps; Xây dựng Apps và hệ thống vận hành, cơ sở hạ tầng vững chắc; Dữ liệu về khách hàng; Hệ sinh thái các đơn vị thứ ba cung cấp dịch vụ trên nền tảng Apps; Thấu hiểu thị trường và khách hàng.
Sau khi đã phát triển đầy đủ các dịch vụ và hệ sinh thái khách hàng, Grab chính thức sẽ tung ra Grab Money- đơn vị tiền tệ trung gian để thanh toán toàn bộ các dịch vụ trên nền tảng số hóa của Grab. Grab Money sẽ tạo điều kiện cho khách hàng xuyên quốc gia tiếp cận dịch vụ Grab dễ dàng và có nhiều giá trị gia tăng hơn.
Chiến lược của Grab sẽ duy trì ví điện tử thanh toán có hai loại tiền – tiền quốc gia và tiền Grab. Khách hàng có thể chuyển đổi qua lại dễ dàng giữa tiền Grab và tiền sở tại theo tỷ giá Grab quy định. Thông thường thời gian đầu Grab sẽ có tỷ lệ chuyển đổi khuyến mãi ví dụ 1000 đồng VNĐ sẽ được chuyển thành 1100 đồng Grab. Người tiêu dùng sẽ được lợi hơn 10 % khi sử dụng tiền Grab thanh toán.
Kế tiếp, khi sử dụng tiền Grab thanh toán dịch vụ, khách hàng sẽ được Grab trợ giá ví dụ 10%. Khi khách hàng mua Coffee nếu trả bằng tiền Việt Nam thì sẽ phải trả 25.000 nhưng nếu trả bằng Grab money thì sẽ chỉ trả 22.500 đồng rẻ hơn 10%. Cộng dồn hình thức tỷ giá và hỗ trợ thanh toán chúng ta cũng được một tỷ lệ hỗ trợ khoảng 20% là tỷ lệ Grad đang triển khai trên thị trường cho các dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm
05:39, 01/01/2020
22:55, 30/12/2019
12:30, 28/11/2019
15:56, 24/10/2019
04:28, 01/10/2019
Mục tiêu của giai đoạn này của Grab đó là thúc đẩy thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính số của Grab như ví điện tử, thói quen sử dụng tiền Grab từ từ thay thế thói quen sử dụng tiền bản địa do chính sách chuyển đổi tỷ hối và hỗ trợ mua hàng dễ dàng. Đồng thời thông qua sử dụng tiền Grab sẽ đè bẹp các đối thủ cạnh tranh như dịch vụ xe vận chuyển. Mở rộng tiền Grab trong cộng đồng khách hàng tiêu dùng sẽ giúp cho Grab xây dựng thêm nhiều dịch vụ với bên thứ ba ví dụ thương mại điện tử , du lịch...
Đứng về người tiêu dùng, Grab money sẽ mang nhiều giá trị thuận lợi như là một trung gian thanh toán giữa tiền thật, xuyên quốc gia, xuyên các nền tảng, gia tăng bảo mật và hạn chế rủi ro.
Tiền Grab- Grab money là bước đi tất yếu của ứng dụng Grab. Đối với Grab, tiền Grab là 1 hướng đi chiến lược quan trọng nhằm kiến tạo một nền tài chính số thật sự - một cuộc cách mạng trong dịch vụ tài chính ngân hàng. Tiền Grab, kết nối cho vay ngang hàng P2P sẽ tạo ra một cuộc cách mạng khi ai cũng có thể cho vay hoặc được vay ngang hàng.
Nhưng điều đó đã đủ cho tham vọng bành trướng của Grab?
Bài kế tiếp sẽ mô tả chi tiết về vấn đề này: Grab – Dịch vụ siêu ngân hàng đồng đẳng?