Đề nghị xử lý nghiêm việc lợi dụng đấu giá, "thổi giá" bất động sản

DIỆU HOA 19/01/2022 03:00

Ban Dân nguyện Thường vụ Quốc hội cho biết, cử tri đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh các trường hợp "thổi giá" bất động sản làm ảnh hưởng đến thị trường.

>>>Siết thuế chuyển nhượng bất động sản: Chuyện cũ vẫn nóng

>>>Kịch bản thị trường bất động sản 2022 sau cơn “địa chấn” Thủ Thiêm

Chiều 18/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo công tác dân nguyện tháng 12 của Quốc hội với nhiều nội dung đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là trường hợp đấu giá đất Thủ Thiêm.

Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm đã tạo nên cơn địa chấn với thị trường địa ốc

Lo ngại gây nhiễu thị trường

Trước đó, Bộ Tư Pháp đã có yêu cầu Sở Tư pháp TP.HCM báo cáo trước ngày 25/1/2022 toàn bộ quá trình tổ chức đấu giá khu đất ở Thủ Thiêm đang gây ồn ào dư luận.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, ngày 10/12/2021, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP.HCM tổ chức bán đấu giá 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thời điểm trên, Công ty TNHH đầu tư Ngôi Sao Việt trúng đấu giá lô đất 3-12 với số tiền 24.500 tỷ đồng, tức hơn 2,4 tỷ đồng/m2 – mức giá kỷ lục gây chấn động thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ vụ đấu giá đất Thủ thiêm: Bộ Tư pháp yêu cầu cung cấp thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm

    Từ vụ đấu giá đất Thủ thiêm: Bộ Tư pháp yêu cầu cung cấp thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm

    23:48, 17/01/2022

  • Từ đấu giá đất Thủ Thiêm bàn về sự ổn định của chính sách

    04:30, 18/01/2022

Những ngày tiếp theo đó, thị trường bất động sản đã có cơn “địa chấn” khi loạt cổ phiếu bất động sản tăng phi mã, đỉnh điểm là cổ phiếu CII tăng từ vùng giá 28.000 đồng/cp lên 56,9 nghìn đồng/cp.

Trong khi đó, một số chủ đầu tư dự án tại Thủ Thiêm cũng có động thái đóng bảng hàng, nghe ngóng điều chỉnh giá bán. Giá nhà đất Thủ Thiêm cũng bị thổi lên 30 – 40%.

Tuy nhiên, đến ngày 11/1/2022, Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt xin bỏ cọc lô đất đấu giá 24.500 tỷ đồng nêu trên.

Sau thông tin trên, trong 3 ngày liên tiếp, cổ phiếu bất động sản liên tục nằm sàn. Trong ngày 12, 13/1, các cổ phiếu trước đó đã tăng nóng như CEO, CII, DIG, FCN, FLC, ITA, LDG, NBB, QCG, ROS, PHC… đồng loạt "trắng bên mua".

Đặc biệt CII - cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM - một trong những doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất tại Thủ Thiêm đã ghi nhận mức giảm 6,9% sau chuỗi tăng giá.

Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành công điện về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.

Đến ngày 18/1, tròn 1 tuần sau thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng của doanh nghiệp, cổ phiếu bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu dừng đà “lau sàn”. Phiên giao dịch ngày 18/1, các nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng tiếp tục có thêm nhiều mã rơi xuống mức giá sàn như: LCG, SCR, SAM, HQC, GEX, DIG, DLG, CKG, TDC, CTI...

Tiền lệ xấu cho thị trường

Nhận xét về sự việc trên, TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia chia sẻ, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới chưa có cuộc đấu giá đất nào như trường hợp đấu giá đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ đồng/m2. Mức giá được nâng lên quá cao trong phiên đấu giá đất Thủ Thiêm có thể giúp doanh nghiệp trúng thầu đạt được mục đích của họ.

Giá đền bù tăng cao sẽ khiến cho việc gia nhập thị trường của những người yếu thế, các tập đoàn nhỏ vô cùng khó khăn.

Theo ông Nghĩa, điều này không chỉ gây khó cho các nhà đầu tư mà các doanh nghiệp vừa nhảy vào thị trường bất động sản có thể gặp phải khó khăn lớn, đó là giá đền bù giải phóng mặt bằng sẽ tăng lên rất cao.

"Hiện cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng đã phức tạp. Nay nếu giá đền bù lại tăng cao nữa thì sẽ khiến cho việc gia nhập thị trường của những người yếu thế, các tập đoàn nhỏ vô cùng khó khăn" - ông Nghĩa cho biết.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ThS Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản cho biết nhìn từ Thủ Thiêm hiện nay, chúng ta không nên chỉ nhìn vào mặt tốt đẹp là cuộc đấu giá 2,43 tỷ đồng/m2 mà bỏ quên sự thật là để có được cuộc đấu giá ngày hôm nay là những bài học đau xót, là mồ hôi, nước mắt của cả nghìn hộ gia đình bị thu hồi đất.

Theo ông Đỉnh, để minh bạch, công bằng trên thị trường bất động sản, cần khuyến khích, phát huy cơ chế dân sự; hạn chế tối đa cơ chế hành chính với sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào thị trường thay vào đó, Nhà nước tập trung nguồn nhân lực để xây dựng hệ thống thông tin về đất đai, tăng cường chất lượng công tác định giá để giá đất sát với giá thị trường là giải pháp tốt nhất để xây dựng thị trường bất động sản công bằng, minh bạch, lành mạnh, hài hòa lợi ích các bên.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ đấu giá đất Thủ Thiêm bàn về sự ổn định của chính sách

    Từ đấu giá đất Thủ Thiêm bàn về sự ổn định của chính sách

    04:30, 18/01/2022

  • Từ vụ đấu giá đất Thủ thiêm: Bộ Tư pháp yêu cầu cung cấp thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm

    Từ vụ đấu giá đất Thủ thiêm: Bộ Tư pháp yêu cầu cung cấp thông tin đấu giá đất Thủ Thiêm

    23:48, 17/01/2022

  • Từ đấu giá đất Thủ Thiêm bàn về vai trò của Nhà nước và thị trường

    Từ đấu giá đất Thủ Thiêm bàn về vai trò của Nhà nước và thị trường

    05:30, 17/01/2022

  • "Không có ngân hàng nào cho vay để đặt cọc dự thầu đấu giá đất Thủ Thiêm"

    05:00, 16/01/2022

  • Vụ “bỏ cọc thế kỷ” tại Thủ Thiêm: Không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường

    Vụ “bỏ cọc thế kỷ” tại Thủ Thiêm: Không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường

    08:00, 15/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề nghị xử lý nghiêm việc lợi dụng đấu giá, "thổi giá" bất động sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO