Điện đàm Trung - Ukraine: Góc nhìn từ chuyên gia

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhận được sự ủng hộ vì nó có tiềm năng tăng cường đối thoại nhằm giải quyết chiến sự Nga- Ukraine.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: "Lực đẩy" chạy đua vũ trang

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau hơn 1 năm chiến sự

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau hơn 1 năm chiến sự Nga- Ukraine.

Đây cũng là hành động cụ thể nhất mà Trung Quốc đã thực hiện cho đến nay để thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải mà họ đã ám chỉ trong nhiều tháng. Nhưng cuộc trò chuyện kéo dài một giờ, được cho là cuộc trò chuyện đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong 14 tháng kể từ khi Nga tấn công Ukraine, cũng đưa ra một vài đề xuất về cách Trung Quốc có thể giúp hàn gắn sự chia rẽ do chiến sự Nga- Ukraine.

Cuộc điện đàm diễn ra vào thời điểm Bắc Kinh đang tập trung sâu sắc vào việc tăng cường quan hệ với châu Âu trong bối cảnh quan hệ với Hoa Kỳ đang rạn nứt - cũng cho thấy có nhiều động lực hơn trong tính toán của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia nhận định, mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đã trở nên mỏng manh kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ. Các nhà lãnh đạo châu Âu thất vọng theo dõi khi Bắc Kinh từ chối lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và thay vào đó là việc củng cố quan hệ kinh tế và ngoại giao với Moscow, đồng thời cùng với Điện Kremlin đổ lỗi cho NATO đã châm ngòi cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Bên cạnh đó, những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hàn gắn những mối quan hệ với châu Âu đã vấp phải một trở ngại lớn sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại Paris Lư Sa Dã đã có phát ngôn nhạy cảm về các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Điều này được cho là ông Lư đang ngầm đồng thuận với ý kiến Ukraine nên là một phần lãnh thổ của Nga.

Ông Brian Hart, một thành viên tại Dự án Sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết: “Thật khó để tách thời điểm của cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Zelensky với những sự kiện đó. Ông Tập có thể đã chọn thời điểm này để dập tắt sự giận dữ ở châu Âu".

>> Trung Quốc sẽ thành công thúc đẩy hòa đàm Nga - Ukraine?

Mối quan hệ thân thiết giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Nga Putin đã đặt ra nhiều hoài nghi về vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc

Mối quan hệ thân thiết giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Nga Putin đã đặt ra nhiều hoài nghi về vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc

Đồng quan điểm, bà Yun Sun, Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson cho biết, động thái điện đàm với Tổng thống Zelensky bây giờ có thể là một nỗ lực nhằm tận dụng sự ủng hộ của Pháp đối với vai trò trung gian hòa giải sau chuyến thăm gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Trung Quốc và để giành được thiện cảm từ châu Âu.

“Đối với Trung Quốc, chiến sự Nga- Ukraine kéo dài không có nghĩa là nước này không nên khai thác cơ hội để tăng cường ảnh hưởng ngoại giao của mình và củng cố thiện chí với châu Âu”, bà Yun Sun nói. Mặc dù vậy, những gì Trung Quốc có thể hoặc hy vọng đạt được vẫn chưa rõ ràng. Theo bà Yun Sun, Trung Quốc cũng có những tính toán thực tế về những gì họ có thể đạt được vì không ai tin rằng, Nga hay Ukraine sẵn sàng ngồi xuống và nói chuyện vào thời điểm này.

Về cơ bản, mối quan hệ thân thiết của Bắc Kinh với Moscow, vẫn làm phương Tây hoài nghi sâu sắc về vai trò trung gian hòa giải tiềm năng của Trung Quốc. Kể từ khi Nga tấn công Ukraine, dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố sự trung lập của Trung Quốc, nhưng ông đã nói chuyện với Tổng thống Nga Putin năm lần, trong đó có hai lần gặp trực tiếp, mà không tiến hành điện đàm với ông Zelensky, bất chấp mối quan hệ đối tác cấp chiến lược kéo dài nhiều năm giữa hai nước.

Trung Quốc cũng đã tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung cùng với các lực lượng Nga, và Bộ trưởng Quốc phòng nước này đến thăm Moscow vào đầu tháng, đồng thời ca ngợi lòng tin “ngày càng được củng cố” giữa hai nước.

“Không có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Putin nhượng bộ dưới bất kỳ hình thức nào. Trên thực tế, nội dung cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine không bao gồm bất kỳ điều gì cụ thể có thể bắt đầu một tiến trình hòa bình”, ông Steve Tsang, Giám đốc của Viện Trung Quốc SOAS ở London nhấn mạnh.

Theo ông Tsang, có lẽ với Ukraine, không thể tìm thấy bất kỳ đối tác trung gian hòa giải nào đáng tin cậy nếu bên hòa giải ủng hộ lập trường của Nga, nước đã tấn công vào Ukraine.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điện đàm Trung - Ukraine: Góc nhìn từ chuyên gia tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714207891 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714207891 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10