Điện gió ngoài khơi vẫn “ngóng” chính sách

Diendandoanhnghiep.vn Các dự án điện gió ngoài khơi hiện chưa được xác định cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII do chưa có Quy hoạch không gian biển quốc gia.

>>Một số giải pháp thúc đẩy chính sách phát triển điện gió ngoài khơi

Doanh nghiệp kiến nghị tháo gỡ

các dự án điện gió ngoài khơi hiện chưa được xác định cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Các dự án điện gió ngoài khơi hiện chưa được xác định cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Mặc dù vào hồi cuối tháng 2/2024, Bộ Công Thương đã có ý kiến trả lời là, các dự án điện gió ngoài khơi hiện chưa được xác định cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII do chưa có Quy hoạch không gian biển quốc gia. Bên cạnh đó, hồi tháng 12/2023 Bộ Công Thương cũng đã có Công văn số 9323/BCT-ĐL  báo cáo về những khó khăn, vướng mắc đối với việc thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi do liên quan đến nhiều điểm nghẽn về pháp lý. Thì mới đây tại tỉnh Bình Định Tập đoàn PNE (Đức) vẫn kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến vướng mắc về thủ tục pháp lý, mong muốn được UBND tỉnh, cùng các Bộ ngành có văn bản hướng dẫn, tìm cách tháo gỡ  khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai dự án Điện gió ngoài khơi Hòn Trâu trong thời gian tới.

Theo đó doanh nghiệp đề xuất, việc triển khai dự án trước hết cần sớm ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy phép khảo sát biển, đồng thời giải quyết vấn đề chồng lấn với tuyến vận tải ven biển, đưa vị trí các trạm biến áp nâng áp để đấu nối dự án vào lưới điện quốc gia vào các quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

Được biết Tập đoàn PNE đăng ký nghiên cứu, khảo sát để đầu tư Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Hòn Trâu với quy mô công suất 2.000 MW, tổng mức đầu tư khoảng 4,6 tỷ USD. Dự án được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (Dự án Hòn Trâu 1, 37.600 tỷ đồng, sản lượng 2.485 triệu kWh/năm, có công suất 700 MW), dự kiến đưa vào vận hành phát điện trước năm 2030; giai đoạn 2 (Dự án Hòn Trâu 2, có số vốn lên đến 37.600 tỷ đồng, sản lượng điện đạt 2.485 triệu kWh/năm), công suất 700 MW, dự kiến đưa vào vận hành phát điện năm 2032 và giai đoạn 3 (Dự án Hòn Trâu 3, 3.290 tỷ đồng, sản lượng 2.130 triệu kWh/năm), công suất 600 MW, dự kiến đưa vào vận hành phát điện năm 2035.

Trước các kiến nghị trên, mới đây ngày 14/3/2024, UBND tỉnh Bình Định có buổi làm việc với Tập đoàn PNE để có hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các sở ngành tại Bình Định cũng đề xuất nhóm công việc để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ, thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định.

Tuy nhiên hiện nay điện gió ngoài khơi còn gặp rất nhiều các vướng mắc từ thủ tục pháp lý. Trong đó nổi cộm nhất là bốn vướng mắc của dự án theo xác định của Bộ Công Thương như sau:

Thứ nhất chưa có quy định cụ thể về việc giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

Thứ hai về Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện quy hoạch điện lực.

Thứ ba quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cũng chưa rõ ràng cho cơ quan nào.

Thứ tư chưa có văn bản hướng dẫn về các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Ngoài ra đối với dự án điện gió ngoài khơi việc điều tra, khảo sát, thăm dò, đo đạc trên biển và giao khu vực biển, theo quy định của pháp luật về xây dựng, để lập dự án đầu tư, cần có kết quả khảo sát xây dựng, trong đó, thông số về khí tượng, thủy văn và địa chất là rất quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật chưa có quy định về việc cho phép, chấp thuận cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát trên biển bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Trong khi đó, Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân để sử dụng, khai thác tài nguyên biển dù đã được triển khai sửa đổi cả năm nay, nhưng chưa rõ khi nào sẽ được ban hành.

Ngoài ra, cũng chưa xác định được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (năng lượng gió trên biển) có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo hay không.

>>Cần hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển điện gió ngoài khơi

Mục tiêu khó hoàn thành

Tập đoàn PNE (Đức) vẫn kiến nghị các vướng mắc

Bộ Công Thương nhận thấy có một số bất cập chưa thống nhất trong quy định pháp luật về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện điều tra, khảo sát.

Theo Quy hoạch Điện VIII, từ nay đến năm 2030, tổng công suất bổ sung từ các dự án điện gió ngoài khơi là 6.000 MW góp phần rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Nhưng hiện nay do vướng mắc hàng loạt các thủ tục về pháp lý nên các chuyên gia cho mục mục tiêu phát triển nguồn công suất đưa ra cho điện gió ngoài khơi theo quy hoạch VIII khó thực hiện được.

Trước đó vào sáng ngày 25/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án thí điểm thăm dò, điều tra, khảo sát tiềm năng điện gió sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; quy hoạch, phê duyệt chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư, điều kiện cấp phép... cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Phó Thủ tướng đồng ý chủ trương thành lập tổ công tác liên ngành, do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm tổ trưởng, có sự tham gia của lãnh đạo một số bộ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sớm triển khai thí điểm một số dự án điện gió ngoài khơi.

Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, Bộ Công Thương nhận thấy có một số bất cập, chưa đồng bộ, chưa thống nhất trong quy định pháp luật về giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện điều tra, khảo sát, thăm dò, đo đạc; đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư; giao thoa, xung đột với các hoạt động khai thác sử dụng biển; khả năng tiếp cận vốn tín dụng, hệ thống truyền tải, đàm phán giá điện; bảo đảm an ninh quốc phòng...

Trước những vướng mắc về hành lang pháp lý, đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp kiến nghị, để có thể triển khai được các dự án điện gió ngoài khơi, trước mắt cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan làm căn cứ triển khai thực hiện như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, một số quy hoạch có liên quan, cũng như Nghị quyết của Quốc hội có liên quan đến lĩnh vực này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điện gió ngoài khơi vẫn “ngóng” chính sách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714219470 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714219470 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10