ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: Cần hoàn thiện cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

NGÂN GIANG 22/06/2022 18:49

Để thúc đẩy mô hình ĐMTMN cho doanh nghiệp sản xuất, thì Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nhằm chuyển đổi mạnh hơn nữa mô hình điện năng lượng tái tạo.

>>ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 7 vướng mắc đang hiện diện

Đó là chia sẻ của ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam tại Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp, được diễn ra chiều ngày 22/6, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tổ chức.

Chính phủ cần hoàn thiện các cơ chế chính sách, và có những giải pháp đột phá trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để hợp tác phát triển và thực hiện các dự án về chuyển đổi năng lượng

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Chính phủ cần hoàn thiện các cơ chế chính sách, và có những giải pháp đột phá trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để hợp tác phát triển và thực hiện các dự án về chuyển đổi năng lượng.

Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ…

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: “để xây dựng vị thế có tính bền vững cho ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung, về vấn đề năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng nguồn nước, đảm bảo vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, thì Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp sử dụng điện tái tạo nhằm tạo động lực chuyển đổi mạnh hơn nữa mô hình này ở doanh nghiệp.

Trong đó, cần tập trung vào các giải pháp để triển khai và phải tuân thủ giải pháp trong từng doanh nghiệp. Bởi, Việt Nam là nước cam kết và tuân thủ. Có nghĩa là trong câu chuyện này, “không phải Nhà nước tuân thủ mà cộng động doanh nghiệp và người dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật" - ông Giang nhấn mạnh.

, giải pháp của doanh nghiệp ngay trong lúc này là phải chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng hỗ trợ cho ngành hàng xuất khẩu khi sử dụng năng lượng tái tạo

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: giải pháp của doanh nghiệp ngay trong lúc này là phải chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng hỗ trợ cho ngành hàng xuất khẩu của mình trong sử dụng năng lượng tái tạo.

Cũng theo ông Giang, bên cạnh đó thì các doanh nghiệp nên đề xuất với Chính phủ để thúc đẩy mô hình điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp sản xuất để hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo.

Về phía Chính phủ cần hoàn thiện các cơ chế chính sách, có những giải pháp đột phá trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để hợp tác phát triển và thực hiện các dự án về chuyển đổi năng lượng. Đồng thời, cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, lợi ích lâu dài từ việc tham gia các sáng kiến toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng như những thách thức trong ngắn hạn về chuyển đổi năng lượng, chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo…

>>ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

… và doanh nghiệp chủ động nguồn nhân lực, hạ tầng

Bên cạnh đó, thì doanh nghiệp cũng phải chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực trong nước thật tốt để đáp ứng việc áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến.

Theo ông Giang, hiện nay các doanh nghiệp dệt may cũng khá áp lực trong việc thực hiện chuẩn mực và đánh giá về thị trường chiến lược, đặc biệt là thị trường Mỹ và Châu Âu…

Đơn cử, trong chiến lược 10 năm tới mà châu Âu đưa ra sẽ có nội dung đánh giá các doanh nghiệp mà họ nhập khẩu khi áp dụng nặng lượng sạch để đáp ứng về môi trường khí thải, ngồn nước… Và đây chính là áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp trong ngành dệt may để hoàn thiện nó.

Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp, được diễn ra chiều ngày 22/6, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tổ chức.

Tọa đàm “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp, được diễn ra chiều ngày 22/6, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tổ chức.

Do đó, theo ông Giang, giải pháp của doanh nghiệp ngay trong lúc này là phải chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng hỗ trợ cho ngành hàng xuất khẩu khi sử dụng năng lượng tái tạo. Việc sử dụng năng lượng tái tạo trong nhà máy sẽ là điểm cộng cho các doanh nghiệp về môi trường, nguồn nước … trong đó có ngành ngành dệt may. Điều kiện cần và đủ là các doanh nghiệp phải thực hiện đạt chuẩn hoá, và điều nay sẽ giúp cho nhãn hàng, tiêu chuẩn từ bỏ công nghệ đốt than, dầu, và thay vào đó là dùng bằng điện năng lượng tái tạo. Do đó, điều sống còn của các doanh nghiệp trong lúc này là phải thực hiện chuẩn mực, nếu không sẽ phải dời khỏi cuộc chơi.

"Đặc biệt, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển bền vững năng lượng tái tạo và tiết kiệm nguồn nước. Đây là định hướng có tính xuyên suốt trong mục tiêu phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung" – ông Giang chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 7 vướng mắc đang hiện diện

    16:23, 22/06/2022

  • ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: Doanh nghiệp không nên tự đầu tư

    15:29, 22/06/2022

  • ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

    14:30, 22/06/2022

  • ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 4 kiến nghị phát triển điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp tự sử dụng

    11:59, 22/06/2022

  • Chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

    11:00, 22/06/2022

  • “Giấy phép con” siết điện mặt trời

    00:48, 20/06/2022

  • Điện mặt trời mái nhà đang là xu thế của ngành công nghiệp

    02:00, 17/06/2022

  • Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    05:00, 14/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: Cần hoàn thiện cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO