Điều gì đằng sau việc “hủy kết bạn” của Facebook với Úc?

NGUYỄN CHUẨN 20/02/2021 00:05

Vào thứ năm, hàng triệu người Úc thức dậy và có cảm giác như thế giới vừa mới trôi qua một giây vì Facebook chẳng có tin gì mới!

Nhưng sự thực không phải vậy!

Chỉ trong vòng một đêm, Facebook đã gỡ bỏ các trang báo trong và ngoài nước dành cho người Úc và chặn người dùng nền tảng của họ chia sẻ bất kỳ nội dung tin tức nào. Không những thế, đồng thời họ còn xóa một số tài khoản của chính phủ tiểu bang và sở khẩn cấp, cũng như các trang web từ thiện phi lợi nhuận.

Đã có một

Đã có một "cuộc chiến thông tin" giữa chính phủ Úc và Facebook.

Tất cả điều này để đáp lại một luật của chính phủ Úc đề xuất “bắt” các gã khổng lồ công nghệ phải trả tiền cho những nội dung đó.

Nói như cái cách của Thủ tướng Scott Morrison vào hôm thứ sáu đã nói, Facebook đã "hủy kết bạn" với Úc.

Trên thực tế, vài năm qua, Facebook đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của người dùng Úc nói riêng và cả thế giới nói chung. Họ đã trở thành một trong những mạng xã hội quan trọng nhất đối với nhiều người tiêu dùng tin tức của nước Úc.

Theo báo cáo của Reuters, có tới 40% người Úc sử dụng Facebook để tìm tin tức từ năm 2018 đến năm 2020, điều này khiến facebook trở thành nền tảng nhắn tin và truyền thông xã hội phổ biến nhất của nước này về tin tức.

Nhưng giờ đây, “gã khổng lồ” công nghệ nước Mỹ đang cho rằng luật của nước Úc đã "hiểu sai" giá trị của họ đối với các nhà xuất bản. Cả Facebook và Google đã cùng nhau vận động chống lại luật đó với việc cả hai đều đe dọa rút các dịch vụ quan trọng khỏi Úc nếu luật có hiệu lực.

Luật của Úc ở đây là gì? Thủ tướng Scott Morrison đã tuyên bố sẽ áp dụng một đạo luật để buộc Facebook và Google phải đạt được các thỏa thuận thương mại với các nhà xuất bản Úc hoặc phải đối mặt với trọng tài một cách bắt buộc, và đạo luật này đã được hạ viện liên bang thông qua, dự kiến sẽ được Thượng viện thông qua trong vòng tuần tới.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, mâu thuẫn giữa facebook và chính phủ Úc xuất phát từ việc “Facebook đã bộc lộ mức độ sức mạnh thị trường của mình và hoạt động như một sự độc quyền". Điều này khiến Scott Morrison đã giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý chống độc quyền kiểm tra Google và Facebook để “tìm hiểu đầy đủ về ảnh hưởng của họ ở Úc”.

Facebook đang cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn trên thế giới.

Facebook đang cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn trong bối cảnh truyền thông.

Rõ ràng nước Úc đã lo ngại sức mạnh và sự thống trị của các công ty công nghệ này trong bối cảnh truyền thông.

Năm 2018, một cơ quan quản lý thị trường Úc đã tiến hành một cuộc điều tra về tác động của Google và Facebook đối với sự cạnh tranh trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo.

Cuộc điều tra của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) cho thấy, những gã khổng lồ công nghệ lớn đã thu về phần lớn doanh thu và lợi nhuận trong lĩnh vực truyền thông. Trong mỗi 100 đô la Úc (77 USD) được chi cho quảng cáo kỹ thuật số trên các phương tiện truyền thông của Úc ngày nay, có đến 81 đô la Úc được bỏ vào túi của Google hoặc Facebook.

Trước sự mất cân bằng này giữa các công ty công nghệ và giới truyền thông, ACCC cho biết một quy tắc ứng xử nên được đưa ra để "cân bằng sân chơi".

Dự thảo luật kêu gọi các công ty công nghệ trả tiền cho nội dung, mặc dù không nói rõ là bao nhiêu. Nó cũng sẽ cho phép các công ty tin tức thương lượng như một khối với các công ty công nghệ về cách nội dung xuất hiện trong nguồn cấp tin tức và kết quả tìm kiếm.

Chính phủ lập luận rằng những gã khổng lồ công nghệ nên trả cho các tòa soạn một khoản tiền "xứng đáng" cho hoạt động báo chí của họ.

Nhưng rõ ràng Facebook không đồng ý với điều này. Họ từ chối bất kỳ luật nào yêu cầu họ phải trả tiền với lập luận rằng giới truyền thông nước Úc đang “được hưởng lợi” nhiều hơn từ mối quan hệ với họ.

Facebook cho rằng: “Các nhà xuất bản chọn đăng tin tức trên Facebook, vì điều đó cho phép họ bán được nhiều đăng ký hơn, tăng lượng người xem và tăng doanh thu quảng cáo”. Ở chiều ngược lại, các hãng truyền thông Úc cho rằng, tin tức là một trong những lý do hàng đầu khiến mọi người sử dụng mạng xã hội.

Chưa biết mọi việc sẽ đi xa đến đâu nhưng đáp lại việc những gã khổng lồ công nghệ đe dọa sẽ hủy bỏ các dịch vụ của họ ở Úc vào tháng 9 năm ngoái nếu bộ luật thương lượng có hiệu lực. Họ lặp lại những lời đe dọa vào tháng Giêng vừa qua.

Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison tỏ ra cứng rắn khi tiết lộ rằng CEO Satya Nadella của Microsoft Corp đã đề nghị công cụ tìm kiếm Bing nếu Google biến mất. Và Google đã phải hòa giải khi đồng ý ký hợp đồng trị giá hàng triệu đô la với ba hãng thông tấn lớn của Úc.

Chỉ còn Facebook là “kẻ cứng đầu” khi tỏ thái độ bất hợp tác. Người đứng đầu Ngân khố của nước Úc Josh Frydenberg đã có cuộc gọi kéo dài nửa giờ "mang tính xây dựng" cho ông chủ Facebook Mark Zuckerberg. Và ông cho rằng sẽ nhận được phản hồi của họ trong vài ngày tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chiến trả phí thông tin của Facebook tại Úc

    Cuộc chiến trả phí thông tin của Facebook tại Úc

    14:34, 18/02/2021

  • Facebook giờ chỉ để… cho vui?

    Facebook giờ chỉ để… cho vui?

    06:40, 05/02/2021

  • Cuộc chiến dữ liệu Facebook và Apple: Facebook “nài nỉ” người dùng

    Cuộc chiến dữ liệu Facebook và Apple: Facebook “nài nỉ” người dùng

    05:47, 03/02/2021

  • Facebook đối diện tương lai mịt mù

    Facebook đối diện tương lai mịt mù

    11:00, 30/01/2021

  • Quảng cáo Facebook không quá quan trọng như vẫn tưởng?

    Quảng cáo Facebook không quá quan trọng như vẫn tưởng?

    04:08, 25/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều gì đằng sau việc “hủy kết bạn” của Facebook với Úc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO