Nguồn hàng trên thị trường tiêu dùng Việt Nam đang phong phú nhưng mức độ cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.
>>>Yếu tố tiềm năng thúc đẩy thị trường bán lẻ
Kích cầu tiêu dùng nội địa được đánh giá là cứu cánh cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 trong khi các động lực tăng trưởng khác của kinh tế Việt Nam suy yếu. Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: trong giai đoạn từ năm 2019 - 2020, bán lẻ hiện đại đóng góp 24% thị phần bán lẻ. Mức tăng trưởng này đã giảm chỉ còn 16 - 18% trong giai đoạn dịch COVID - 19. Từ đầu quý 3, mức tăng trưởng đã quay lại 24%, bằng trước thời điểm dịch COVID - 19.
Những chỉ số thị trường cho thấy, tiêu dùng nội địa đã được vực dậy. Đây là kết quả của những nỗ lực trong việc thực hiện chương trình, chính sách giảm thuế phí, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế đã được triển khai trong thời gian qua.
Bên cạnh những tín hiệu tích cực, theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, lần đầu tiên niềm tin của người tiêu dùng (CCI) tại Việt Nam rớt vào một trong những nước thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là một trong những yếu tố tác động làm thay đổi thị trường. Tỉ lệ đóng góp của khối nội chỉ khoảng 40% cho thấy khối ngoại đang lấn lướt.
Với lợi thế dân số đông nên thời gian qua, dù chịu tác động của suy thoái kinh tế song thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hút với các nhà đầu tư ngoại, các đối tác nước ngoài. Theo ông Nguyễn Anh Đức, đến hết quý 3, đã có hơn 60 đoàn của các tổ chức, cơ quan ngoại giao… đã có tiếp xúc, gặp gỡ để xúc tiến thương mại đưa sản phẩm nước ngoài vào phân phối ở thị trường Việt Nam. Trong khi đó, một số doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong xuất khẩu cũng quay lại thị trường trong nước.
Điều này khiến cho thị trường nội địa sôi động, cơ cấu nguồn hàng hóa đầu vào có sự dịch chuyển với sự thâm nhập mạnh mẽ của hàng ngoại. Đây cũng là xu hướng đầu tiên trong 4 xu hướng mà các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại đang tự vận động để thích ứng với thị trường.
Thứ 2, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn, tiêu dùng thông minh và quan tâm nhiều đến tiêu dùng thiết yếu; hàng hoá xa xỉ không phải là ưu tiên.
>>>Ngôi đầu thị trường bán lẻ đổi chủ
Thứ 3, các doanh nghiệp chủ động đón đầu các xu thế phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã đầu tư cho chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở mức đơn giản nhất và thận trọng cân nhắc đầu tư chuyên sâu hơn do điều quan tâm nhất hiện nay của doanh nghiệp bảo đảm để tồn tại, chi đầu tư cho dài hạn chưa phải là sự ưu tiên.
Thứ 4, thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhưng quy mô nhỏ, thị trường manh mún… nên đóng góp hạn chế trong tăng trưởng chung của lĩnh vực bán lẻ, thương mại dịch vụ.
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Anh Đức đã đề xuất một số kiến nghị và cũng là định hướng của các doanh nghiệp trong Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam. Đó là có chính sách tập trung vào doanh nghiệp nhiều hơn giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Với quy mô khoảng 140 tỉ USD, nếu có những chính sách tích cực, ngành bán lẻ sẽ tác động trực tiếp người tiêu dùng nhưng các chính sách sau giai đoạn COVID-19 như giảm 2% thuế VAT tập trung nhiều vào người tiêu dùng cá nhân, chưa có cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, những chính sách cần được hoạch định, triển khai sớm hơn, liên tục, dài hơi hơn. Quy hoạch tổng thể lại cung cầu nguồn nguyên liệu trên quy mô toàn quốc để các nguồn cung trong nước không cạnh tranh lẫn nhau mà phát huy giá trị cốt lõi.
Cần có sự liên kết của các ngành, các hiệp hội như du lịch hợp lực với thương mại tạo nên sự phát triển, sức bật tổng thể cho nền kinh tế hơn. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ vĩ mô để cấu trúc lại doanh nghiệp quản trị rủi ro, tránh rơi vào khủng hoảng.
Có thể bạn quan tâm
Kỳ vọng báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán lẻ cải thiện từ quý 3
05:00, 16/08/2023
Thấy gì từ lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ chạm đáy?
16:30, 14/07/2023
Doanh nghiệp bán lẻ khôi phục đà tăng trưởng
04:00, 10/05/2023
Lạm phát thách thức doanh nghiệp bán lẻ
03:10, 09/02/2023
Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau "bão” COVID-19
04:00, 08/12/2022
Doanh nghiệp bán lẻ “kêu” nông sản trong nước khó lưu chuyển hơn hàng nhập khẩu?
04:27, 20/09/2021
Doanh nghiệp bán lẻ chật vật trong bão dịch
12:59, 30/08/2021
Doanh nghiệp bán lẻ "khó trăm bề"
11:37, 23/08/2021
Tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số
03:06, 06/07/2021
Doanh nghiệp bán lẻ "chuyển dịch" theo xu hướng tiêu dùng mới
02:00, 25/11/2020