Trong khi thương mại điện tử trên thế giới dần giảm tốc sau COVID-19 thì tại Việt Nam tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở 2 con số.
>>>Thương mại điện tử có lấn át bán lẻ truyền thống?
Ông Bùi Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết: trong khi nhiều tên tuổi lớn trong thương mại điện tử trên thế giới, nhất là ở Mỹ đang giảm tốc thì tại Việt Nam ghi nhận diễn biến khác. Qua khảo sát các thành viên trong hiệp hội, tốc độ tăng trưởng tuy có chững lại nhưng vẫn duy trì ở mức từ 18 - 20%, giảm hơn một nửa so với thời kỳ COVID - 19 (trên 50%). Điều này cho thấy, thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển sôi động và còn nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai.
Năm 2020, theo thống kê, số lượng người tiêu dùng trực tuyến đã chiếm gần 50%, tăng gần gấp đôi so với năm 2017. Ước tính đến năm 2025, với dân số hơn 100 triệu người, người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam dự báo lên đến hơn 70%.
Hiện tại, với gần 40 triệu người mua sắm trực tuyến, chi tiêu trung bình khoảng 210 USD/năm, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ hai trong ASEAN và đứng thứ 86 (tăng 2 bậc) trên 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khảo sát về thương mại điện tử năm 2020 của Liên Hợp Quốc.
Sự phát triển sôi động của thương mại điện tử, theo Phó Chủ tịch VECOM đến từ phát triển mạnh của các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng, platform phù hợp để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp SME có thể sử dụng dịch vụ như Kiot Việt, Harava…; các doanh nghiệp khác cung cấp bộ công cụ quản trị, quản lý bán hàng chuyên sâu.
Cùng với đó, sau thời gian tăng trưởng nóng, nhiều sàn thương mại điện tử đã chủ động đầu tư kinh phí xây dựng kho hàng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phân loại, đánh giá đơn hàng góp phần nâng cao năng suất, năng lực xử lý đơn hàng lên con số hàng trăm ngàn đơn hàng/ngày.
Thương mại điện tử phát triển cũng đang tác động mạnh mẽ đến phương thức bán hàng truyền thống. Phó Chủ tịch Bùi Trung Kiên đặc biệt nhấn mạnh đến việc chuyển dịch của các doanh nghiệp SME, doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, các hợp tác xã. Thời gian gần đây, số lượng doanh nghiệp tìm đến thương mại điện tử ngày càng nhiều. Thương mại điện tử được đánh giá là kênh phân phối hiệu quả, tiết kiệm chi phí, không yêu cầu quá nhiều nhân sự.
Gia nhập thương mại điện tử với số lượng lớn, các doanh nghiệp SME, hộ kinh doanh còn góp phần làm đa dạng thêm nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Số liệu của Statista cho thấy, các sản phẩm làm đẹp, đồ gia dụng, điện tử, thời trang, đồ chơi, nội thất có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thương mại điện tử Việt Nam.
Trong đó, có nhóm ngành hàng trước đây rất khó đẩy lên thương mại điện tử thì nay đã thương mại hoá rất tốt. Thậm chí, có sản phẩm, dịch vụ thuộc nhóm tài chính trước đây chỉ giao dịch trực tiếp thì hiện nay đã được đưa lên sàn. Theo Phó Chủ tịch VECOM, đây là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Đặc biệt, việc tìm đến thương mại điện tử để mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã còn đang làm thay đổi nhanh chóng vị trí của các sàn thương mại điện tử. Cuối năm 2020, theo thống kê của iPrice, hơn 1/4 lượng truy cập thương mại điện tử tại Việt Nam đến từ Shopee. Đây cũng là trang thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất tại thị trường Việt Nam.
>>>Xáo trộn vị trí các sàn thương mại điện tử Việt Nam
Tuy nhiên, vị trí này đã nhanh chóng thay đổi bởi một tân binh. Chỉ vừa ra mắt vào giữa năm 2022, đến nay Tiktok shop đã nhanh chóng lấy đi thị phần từ các sàn thương mại điện tử còn lại, soán ngôi thứ 2 của Lazada với doanh thu khủng. Góp phần cho sự phát triển ngoạn mục của Tiktok shop không thể không kể đến rất đông đảo các hợp tác xã nông sản trong cả nước.
Với hình thức kinh doanh mới, các shop kinh doanh trên Tiktok đã đi ra ngoài mô hình truyền thống mà các sàn đã xây dựng tạo nên sức hút riêng. Mới đây, thông qua chương trình chợ phiên OCOP quảng bá và kinh doanh nông sản đặc sản, số lượng người xem mỗi phiên trực tuyến bán hàng đã lên đến con số hàng triệu với các đơn hàng được chốt cũng “khủng” không kém.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển thương mại điện tử bền vững
16:45, 22/07/2023
Thương mại điện tử bền vững đồng hành cùng nền kinh tế số
09:59, 07/07/2023
Thương mại điện tử Việt Nam sẽ tiếp đà tăng trưởng?
13:30, 19/06/2023
Công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Temu mở rộng thị trường sang châu Âu
01:56, 16/06/2023
Thanh Hóa: Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
00:51, 15/06/2023
Thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sẽ đạt 300.000 tỷ đồng vào 2027
13:24, 09/06/2023
Hải Phòng: Tối ưu hoá kinh doanh bằng thương mại điện tử
00:06, 06/06/2023
Để thương mại điện tử phát triển lành mạnh
03:10, 01/06/2023
TikTok “đe dọa” thương mại điện tử Đông Nam Á
20:24, 30/05/2023
Quảng Ninh: Tập trung phát triển thương mại điện tử
00:10, 25/05/2023
Beamin có dễ “ăn” thương mại điện tử?
02:00, 14/05/2023
“Thế trận” sàn thương mại điện tử
02:00, 29/04/2023
“Ẩn số” khiến thương mại điện tử thay đổi chiến lược kinh doanh?
04:20, 11/04/2023
Thương mại điện tử: chuyển từ tăng trưởng “nóng” sang phát triển bền vững
03:25, 08/04/2023