Thương mại điện tử: chuyển từ tăng trưởng “nóng” sang phát triển bền vững

Bài và ảnh: HẠNH LÊ 08/04/2023 03:25

Tốc độ tăng trưởng kinh tế internet của Việt Nam nhanh nhất trong khu vực, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội để mở rộng sản xuất, kết nối xuất khẩu.

>>>Thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng

Tại sự kiện kết nối hỗ trợ doanh nghiệp SME kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI) phối hợp với Vinexad tổ chức, bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, Việt Nam đã tham gia nhiều các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, kết nối với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đây là những điều kiện thuận lợi để mở rộng cánh cửa thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ hội thu hút đầu tư, công nghệ và cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bà Trần Thị Thanh Tâm - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử. Đặc biệt, cú hích từ đại dịch COVID - 19, thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng trưởng nóng, trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm và kết nối với các đối tác trong, ngoài nước để xuất khẩu hàng hoá sản phẩm ra thế giới.

Báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2022” đánh giá tốc độ tăng trưởng của kinh tế internet Việt Nam nhanh nhất trong khu vực, từ 28 tỷ USD năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022, trong đó, doanh thu từ thương mại điện tử là 14 tỷ USD. Dự báo, đến năm 2025 tăng trưởng kinh tế internet của Việt Nam đạt mức 49 tỷ USD, trong đó thương mại điện tử đạt 32 tỷ USD.

Thông tin thêm về quy mô tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: doanh nghiệp Việt Nam ở các quy mô khác nhau tham gia kinh doanh trên thương mại điện tử ngày càng tăng. Năm 2017, theo thống kê có khoảng 11% doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, đến nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Các kênh bán hàng trên mạng mở rộng nhưng thị phần lớn nhất thuộc về các sàn Shopee, Lazada, Sendo, Tiki.

Đi cùng với tăng trưởng nóng, cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử cũng ngày càng gay gắt, đòi hỏi các nhà cung cấp phải thấu hiểu thị trường và khách hàng nhiều hơn. Theo ông Nguyễn Văn Thành, sau một thời gian tăng trưởng nóng, các sàn đã sẵn sàng chi trả khoản kinh phí lớn để nâng cấp và ứng dụng công nghệ mới với mong muốn gia tăng trải nghiệm cho khách hàng và hướng đến phát triển bền vững.

>>>Sáu xu hướng phát triển bền vững của ngành thương mại điện tử

Các chuyên gia chia sẻ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Việt qua thương mại điện tử

Các chuyên gia chia sẻ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu qua thương mại điện tử

“Phát triển bền vững là xu hướng phát triển trong thời gian tới của bán hàng xuyên biên giới. Các sàn thương mại điện tử hiện đang tập trung phát triển hệ sinh thái để xúc tiến thương mại trên nền tảng số, phát triển thương mại điện tử bền vững, thương mại không giấy tờ, thanh toán, xử lý tranh chấp thương mại trực tuyến…” - ông Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh.

Các sàn thương mại điện tử bắt buộc phải chuyển đổi phương thức kinh doanh còn do chính yêu cầu của khách hàng với xu hướng tiêu dùng bền vững. Thay vì tập trung vào các chương trình khuyến mại, khách hàng không ngừng nâng cao kỳ vọng, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn, tìm kiếm trải nghiệm mua sắm thú vị hơn. Đặc biệt, khách hàng hạn chế mua sắm sản phẩm tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và ưu tiên chuyển sang tiêu dùng sản phẩm đạt mục tiêu kép “xanh và sạch”, sản phẩm có giá trị thương hiệu…

Nhấn mạnh những cơ hội lớn từ thương mại điện tử song các chuyên gia cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam không dễ dàng đạt mục tiêu tăng trưởng trên sàn nếu chưa quan tâm giải quyết các thách thức. Đó là thiếu kỹ năng kinh doanh trực tuyến, khó khăn trong tạo dựng niềm tin với khách hàng cũng như tuân thủ các quy định ngặt nghèo của các quốc gia nhập khẩu. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn hoá trong việc thực hiện nội dung và hình thức truy xuất nguồn gốc, chưa đầu tư xây dựng và duy trì chất lượng gian hàng trên các nền tảng thương mại điện tử để tối ưu doanh thu và tiếp cận khách hàng… Theo báo cáo PCI của VCCI thực hiện trong 5 năm gần đây cho thấy “tìm kiếm khách hàng” luôn là khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải.

Có thể bạn quan tâm

  • Thu thuế thương mại điện tử:p/Cần một cơ chế hợp lý

    Thu thuế thương mại điện tử: Cần một cơ chế hợp lý

    15:37, 28/02/2023

  • Nghị quyết 01/NQ-CP: Cải cách hành chính khung khổ pháp lý về thương mại điện tử

    Nghị quyết 01/NQ-CP: Cải cách hành chính khung khổ pháp lý về thương mại điện tử

    12:14, 03/02/2023

  • Startup Oda nền tảng thương mại điện tử nhận 1 triệu USD

    Startup Oda nền tảng thương mại điện tử nhận 1 triệu USD

    00:38, 16/12/2022

  • Thiếu nhân sự thương mại điện tử, doanh nghiệp “order” sinh viên từ năm thứ 2

    Thiếu nhân sự thương mại điện tử, doanh nghiệp “order” sinh viên từ năm thứ 2

    02:07, 03/12/2022

  • Vũng Tàu kích cầu du lịch từ Sàn thương mại điện tử du lịch

    Vũng Tàu kích cầu du lịch từ Sàn thương mại điện tử du lịch

    11:36, 01/12/2022

  • Thị trường hậu cần thương mại điện tử: Cuộc chạy đà của những “đại gia”

    Thị trường hậu cần thương mại điện tử: Cuộc chạy đà của những “đại gia”

    01:01, 30/11/2022

  • Thương mại điện tử vẫn

    Thương mại điện tử vẫn "rất mới" với đồng bào dân tộc thiểu số

    08:35, 25/11/2022

  • Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp

    Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp "tăng tốc"

    00:05, 22/10/2022

  • Giảm “gánh nặng” cho sàn thương mại điện tử

    Giảm “gánh nặng” cho sàn thương mại điện tử

    14:11, 10/10/2022

  • Logistics với thương mại điện tử trong thời đại số

    Logistics với thương mại điện tử trong thời đại số

    11:36, 10/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thương mại điện tử: chuyển từ tăng trưởng “nóng” sang phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO