Ngày 04/12, tại Đà Nẵng tổ chức Hội thảo "Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam" với sự tham gia của hơn 100 đại biểu.
Hội thảo "Nâng cao nhận thức quản lý rác thải nhựa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ" do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng) và Pepsico Viet Nam phối hợp tổ chức.
Hội thảo được tổ chức với ba mục tiêu chính. Trong đó việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp,% nhân viên về tác động của ô nhiễm rác thải nhựa và giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong doanh nghiệp và trong sinh hoạt hằng ngày tại các gia đình. Đồng thời định hình một tương lai không rác thải, nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng mới tại Việt Nam thông qua các sáng kiến nhằm thu gom, xử lý, tái chế rác thải. Ngoài ra, tại Hội thảo cũng sẽ nêu ra những đề xuất chính sách cụ thể hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp/ nhà sản xuất, vai trò của doanh nghiệp trong và các hiệp hội doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Tiến Quang - Giám đốc VCCI Đà Nẵng nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trong Đông Nam Á cũng như thế giới. Hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phát triển nhanh trong thời gian qua từ 744 KĐT lên 846 KĐT, trung bình mỗi năm tăng 14,4 KĐT (từ năm 2014 - 2019).
"Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa cao,... đã tạo nên sức ép ngày càng lớn đối với môi trường, làm tăng lượng chất thải rắn phát sinh. Chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam năm 2019 là 64.000 tấn/ ngày, trong đó khu vực đô thị là 35.000 tấn/ ngày và vẫn tăng lên theo hàng năm. Trong đó 8-12% là chất thải rắn sinh hoạt và 10% số lượng chất thải nhựa và túi ni lông không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra môi trường. Việt Nam cũng là 01 trong 05 quốc gia có xả thải nhựa ra đại dương lớn nhất thế giới." ông Nguyễn Tiến Quang thông tin.
Riêng tại thành phố Đà Nẵng, theo thống nghê của Sở Tài nguyên & Môi trường năm 2019 thất thoát ra môi trường là 8,3% tương đương với 5.715 tấn/ năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác nhựa quay trở lại thị trường là 24,9% theo con đường phi chính thức (50 tấn/ngày).
"Nếu không có những chính sách, giải pháp, hành động quyết liệt thì ô nhiễm môi trướng nói chung, ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng ở nước ta sẽ là thảm họa về môi trường, các cụm từ như "ô nhiễm trắng" dù không mong muốn nhưng cũng sẽ được nhắc đến nhiều như cụm từ "đại dịch COVID-19" mà chúng ta đã có những ám ảnh, trải nghiệm không mấy thú vị như trong năm 2020 nầy." ông Quang nói.
Trong bối cảnh hiện tại, phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Phát triển xanh, phát triển bền vững được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép cho doanh nghiệp. Vì thế, với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay, với sự năng động, sáng tạo và trách nhiệm của doanh nghiệp những vấn đề môi trường không chỉ là hậu quả mà là cơ hội để doanh nghiệp có những ý tưởng mới trng kinh doanh, thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội.
Trao đổi thại Hội thảo, bà Tô Kim Liên - Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) thông tin thêm về dự án "Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa" đã được thực hiện từ tháng 1/2020. Theo bà Liên, dự án này nhằm nâng cao nhận thưc đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong việc quản lý và xử lý rác thải nhựa để tìm kiếm giải pháp đổi mới, hướng tới sản xuất kinh doanh bền vững thông qua mô hình kinh tế tuàn hoàn.
"Đối với doanh nghiệp cần nhận thức vấn đề ô nhiễm nhựa đang ngày càng tăng. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động của mình và đời sống sinh hoạt của người lao động. Cho nên cần phải tìm ra giải pháp sáng tạo nhằm thay thế, giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa trong ngành bao bì." bà Tô Kim Liên cho biết.
Cùng trao đổi tại Hội thảo, phần lớn các doanh nghiệp có cùng mối quan tâm về sự đe dọa ngày càng tăng mà chất thải bao bì gây ra cho công đồng và môi trường biển. Tuy nhiên, để thực sự mở rộng một tương lai tuần hoàn cho vật liệu nhựa sẽ đòi hỏi sự đổi mới và hợp tác ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị ngành nhựa. Hiện, các doanh nghiệp cũng đang đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng tái chế cũng như giáo dục và tính cục trao quyền cho người tiêu dùng để hướng tới việc quản lý rác thải nhựa bền vững.
Có mặt tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn - Trường Ban pháp chế VCCI nhìn nhận khung khổ pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và có yêu cầu cao hơn về trách nhiệm trong tái chế, thu gom, xử lý chất thải nhựa của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu kĩ lưỡng các quy định pháp luật, chuẩn bị các điều kiện công nghệ, phương án thực hiện phù hợp là yêu cầu rất quan trọng đối với hiện nay.
"Các doanh nghiệp cần chủ động tham đóng góp ý kiến để các quy định bảo vệ môi trường này phù hợp và khả thi." Ông Đậu Anh Tuấn nêu đề xuất.
Tháng 11/2020 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Trong đó, luật hóa các nội dung liên quan đến chát thải nhựa như quản lý, sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa. Trách nhiệm về tái chế, thu gom, xử lý chất thải của các tổ chức, các nhân sản xuất, nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 147 và 148 của Luật này. Các nội dung đáng lưu ý như các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì chứa sản phảm thuộc danh mục do Chính phủ quy định phải thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập nhẩu. Nếu tổ chức, cá nhân không không đủ năng lực hoặc không ủy quyền cho bên thứ ba có năng lực thu gom, taias chế sản phẩm, bao bì do minh sản xuất, nhập khẩu thì phải đóng góp kinh phí để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ tái chế bắt buộc theo quy định. Có thể bạn quan tâm
|