Theo thống kê ở Việt Nam có gần 5 triệu doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có doanh thu chiếm khoảng 50% GDP.
>>>“Không để ai bị bỏ lại phía sau”: Tập trung cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (SMEs/MSMEs), bao gồm các cửa hàng kinh doanh thực phẩm chế biến, hộ kinh doanh chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế và cần được hỗ trợ, phối hợp. Thời gian qua, chúng tôi nhận thấy những doanh nghiệp SMEs/MSMEs có khả năng xoay xở rất tốt trong khó khăn.
Trước đây, để thuyết phục các doanh nghiệp này số hoá quả là khó khăn. Tuy nhiên, từ sau dịch COVID -19, nhận thấy môi trường kinh doanh thay đổi, doanh nghiệp SMEs/MSMEs đã nhanh chóng thay đổi theo, chuyển đổi số hoá để thích ứng với bối cảnh mới.
Vấn đề quan trọng của doanh nghiệp fintech là giữ chân khách hàng này trên môi trường số hoá và cung cấp thêm nhiều tiện ích hơn với những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện. Phổ biến nhất là thanh toán qua QR code với ưu thế là cả người sử dụng lẫn doanh nghiệp SMEs/MSMEs không phải trả phí. Tiếp theo là tăng khả năng liên kết bán hàng khi Momo đã trở thành đối tác của nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chia sẻ.
Momo đã thành công trong thời gian qua khi hỗ trợ và cho phép doanh nghiệp SMEs/MSMEs được chủ động phát hành miễn phí các chương trình khuyến mãi của mình trên ứng dụng. Bằng nền tảng công nghệ hiện đại và ứng dụng AI, Momo giúp các doanh nghiệp SMEs/MSMEs đưa các voucher quà tặng đến đúng khách hàng, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng, qua đó tăng hiệu quả kinh doanh. Chi phí tiếp thị của doanh nghiệp được tiết kiệm tối đa trong khi vẫn có thể tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng với hàng chục triệu khách hàng.
Với doanh nghiệp Fintech, Momo có quan điểm gần giống với các kỹ sư. Đó là càng giảm được nhiều ma sát, càng giảm được tiêu hao năng lượng sẽ xanh hơn. Đó là mô hình kinh tế số và Momo đang trở thành siêu ứng dụng khi tích hợp nhiều hoạt động của đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng lên môi trường số, thay thế cho giao dịch vật lý.
Nhận thấy, doanh nghiệp SMEs/MSMEs khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Các doanh nghiệp này vốn yếu về báo cáo tài chính, sổ sách quản lý nguồn tiền, doanh thu. Nhưng, khi thực hiện thanh toán điện tử qua Momo, dòng tiền của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ trở nên minh bạch hơn, có thể dùng để chứng minh tài chính với ngân hàng, tiếp cận vốn vay dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Momo phối hợp với nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ giải bài toán về vốn vay. Đây là giải pháp được tích hợp để ứng dụng Momo giữ chân khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Công ty khởi nghiệp Indifi cùng doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ phát triển bền vững
01:51, 17/06/2023
Hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể vay không tài sản bảo đảm đến 1,5 tỷ đồng tại MSB
05:47, 26/04/2023
VietinBank ra mắt Giải pháp tài chính ưu việt dành riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ
14:13, 07/02/2023
VPBank nhận giải thưởng Ngân hàng phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ tốt nhất năm 2022
15:26, 19/07/2022
Cố vấn cấp cao UNDP: Cần cơ chế tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ
03:45, 27/04/2022
Vai trò của kế toán quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp siêu nhỏ
04:58, 05/05/2019
Doanh nghiệp siêu nhỏ được "cởi trói", không phải lập báo cáo tài chính
04:58, 17/04/2019
Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp
03:05, 15/04/2019
Doanh nghiệp siêu nhỏ là nguồn động lực tăng trưởng của mỗi quốc gia
18:12, 19/01/2018