Các hãng công nghệ lớn nhất của Trung Quốc đang lên các kế hoạch dự phòng để có thể huy động vốn theo đúng dự luật mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua.
Cụ thể, dự luật Holding Foreign Companies Accountable Act yêu cầu các công ty nước ngoài chịu trách nhiệm, được thông qua ngày 20/5 vừa qua, có những điều khoản được đặt ra rõ ràng nhằm mục đích kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các công ty Trung Quốc tại Mỹ.
Dự luật này có thể cấm các công ty niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch Mỹ, cũng như huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ nếu các công ty đó không tuân thủ những quy định về quản lý cũng như tiêu chuẩn về kiểm soát do chính quyền Mỹ đặt ra.
Dự luật này cũng quy định những công ty có niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải có giấy chứng nhận không “thuộc sở hữu hay bị kiểm soát bởi một chính phủ nước ngoài”.
Một trụ cột phổ biến trong các kế hoạch dự phòng này là các sàn chứng khoán tại châu Á, chủ yếu ở Hồng Kông, do các nhà đầu tư Trung Quốc đang nhận ra những rủi ro chính trị đang gia tăng trên giao dịch tại Phố Wall.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, công ty phát triển trò chơi NetEase dẫn đầu làn sóng “dịch chuyển sàn” khi tiên phong nộp đơn xin ra mắt thị trường chứng khoán Hồng Kông. Việc chào bán công khai tại sàn Hồng Kông của công ty này có thể xảy ra sớm nhất vào tháng 6.
Dự kiến đợt chào sàn này, NetEase sẽ thu về khoảng 2 tỷ đô la. Công ty có trụ sở tại Quảng Châu này được niêm yết trên sàn Nasdaq bắt đầu vào năm 2000.
NetEase có vốn hóa thị trường hơn 50 tỷ USD, là công ty game lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Tencent Holdings. Trò chơi di động bán chạy nhất của hãng là Dao Out, vốn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” tại thị trường Nhật Bản cũng như các nơi khác ngoài Trung Quốc.
Danh mục đầu tư của NetEase kéo dài với một loạt các dịch vụ khác, trong đó nổi bật nhất là công ty giáo dục trực tuyến NetEase Youdao đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán New York vào năm ngoái.
"Chúng tôi rất chú ý đến việc Washington liên tục thắt chặt các quy định đối với cổ phiếu của các công ty Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ và chúng tôi đang thảo luận về nội bộ những gì chúng tôi có thể làm", Chủ tịch và Giám đốc điều hành của NetEase, Robin Li cho biết.
Cũng theo ông Lin, các công ty Trung Quốc có giao dịch tại các sàn ở Mỹ có xu hướng bị định giá thấp so với các công ty cùng ngành ở Mỹ. Điều này phần lớn là do các nhà đầu tư lo ngại về tính minh bạch và các tiêu chuẩn kế toán, do khó khăn trong việc thực hiện thẩm định.
"Điều cơ bản là, đối với một công ty tốt, có nhiều sự lựa chọn về điểm đến để niêm yết, không giới hạn ở Mỹ", ông Li cho biết thêm.
Công cụ tìm kiếm Baidu, vốn cũng đã được niêm yết trên sàn Nasdaq vào năm 2005, cũng đi một nước cờ tương tự như NetEase nhưng mạnh tay hơn, là hủy bỏ niêm yết trên thị trường New York để toàn tâm vào sàn Hồng Kông.
Dường như đoán định được tình hình chính trị căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tác động tiêu cực tới thương mại song phương, một số tập đoàn lớn như Alibaba hay JD.com đã tiến hành “chia trứng ra nhiều giỏ” khi niêm yết kép tại cả sàn Nasdaq lẫn sàn Hongkong - trung tâm tài chính Châu Á.
Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang niêm yết ở Mỹ phải đối mặt với áp lực mới từ giới chính trị gia khó tính ở Washington. Nói về vấn đề này, thượng nghị sĩ John Kennedy thuộc Đảng Cộng hòa cho biết:"Có rất nhiều thị trường trên khắp thế giới mở cửa cho những kẻ gian lận, nhưng Mỹ không đủ khả năng để trở thành một trong số họ".
Một số các ngân hàng có hoạt động gần gũi với các doanh nghiệp được cho là sẽ bị ảnh hưởng này, đã vạch ra một tham vấn nhằm ứng phó với dự luật nói trên. Tham vấn bao gồm việc so sánh các địa điểm niêm yết cũng như thời điểm có thể hủy bỏ niêm yết hoặc hủy bỏ trên một trao đổi khác.
Các kịch bản nổi lên bao gồm (a) giữ New York là danh sách chính và theo đuổi danh sách thứ cấp tiềm năng ở Hồng Kông trong năm nay; (b) niêm yết tại Hồng Kông, làm việc với các nhà đầu tư để tăng khối lượng cổ phiếu, đủ để biến khu vực này trở thành danh sách chính, và sau đó hủy bỏ niêm yết khỏi Nasdaq nếu được yêu cầu; và (c) đưa tiếp cận các nhà đầu tư nội bộ trước khi niêm yết tại Hồng Kông hoặc đại lục vào một ngày sau đó.
Các cuộc thảo luận này diễn ra trong bối cảnh chính quyền tổng thống Trump đang củng cố rõ ràng lập trường của mình đối với Trung Quốc. Trong khi một số nhà phân tích gọi đây là một chiến thuật chiến dịch, rằng dự luật Thượng viện là một đề xuất được lưỡng đảng thông qua đã phản ánh rõ nét quan hệ lạnh nhạt của Washington đối với Bắc Kinh.
Trước đó, vào ngày 13/5, Nhà Trắng công khai một báo cáo mà họ đã đệ trình lên Quốc hội với tiêu đề "Cách tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Báo cáo chỉ ra việc tiếp cận cạnh tranh của Mỹ trước Trung Quốc nhằm hai mục tiêu chính. Một là, duy trì sự vững mạnh trong các thiết chế, liên minh, quan hệ bạn bè của Mỹ chống lại những thách thức mà Trung Quốc tạo ra.
Hai là, buộc Bắc Kinh phải dừng hoặc giảm hành vi gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, sống còn của Mỹ, đồng minh và đối tác của Mỹ. Mỹ không tìm cách kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, không hướng đến việc phân tách với người dân Trung Quốc. Điều Mỹ mong đợi là can dự trong một cuộc cạnh tranh công bằng với Trung Quốc.
Cũng trong báo cáo này, Nhà Trắng đã thẳng tay chỉ ra rằng Trung Quốc đã không thực thi đúng các cam kết về cải cách kinh tế, theo đuổi các chính sách bảo hộ lấy khu vực nhà nước làm đầu tàu, có các hành vi gây hại đến công ty, người lao động Mỹ, bóp méo các thị trường toàn cầu, vi phạm các chuẩn mực quốc tế, gây ô nhiễm môi trường.
Không thực hiện các cam kết đã ký, Trung Quốc khai thác triệt để lợi ích của quy chế thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vươn lên thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng lại bạo hộ thị trường nội địa một cách có hệ thống.
Báo cáo của Nhà Trắng nhấn mạnh Mỹ sẽ không chấp nhận hành vi của Trung Quốc làm suy yếu một trật tự quốc tế tự do và mở, dựa trên nền tảng luật pháp.
Có thể bạn quan tâm