Trao đổi với DĐDN, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, dưới sức ép thuế quan của Mỹ, nhân dân tệ (CNY) có thể sẽ tiếp tục bị phá giá.
- Theo ông, đâu là lý do khiến Trung Quốc phải phá giá CNY trong thời gian qua?
Do Mỹ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong khi Trung Quốc chỉ có khả năng đáp trả với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ vào Trung Quốc, nên Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã phải phá giá 0,6% CNY so với USD, và có thể sẽ phải tiếp tục phá giá CNY nếu Mỹ áp thuế với cả 325 tỷ USD các loại hàng hóa khác của Trung Quốc. Động thái này của PBoC nhằm giúp giá hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn và trung hòa được phần nào việc áp thuế nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, việc phá giá CNY không thể nào triệt tiêu được tác động của việc áp thuế nhập khẩu 25% của Mỹ, mà chỉ tạo ra được sức cạnh tranh nhất định nếu như hàng hóa Trung Quốc không bị người tiêu dùng Mỹ tẩy chay.
- Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị tác động ra sao trước động thái phá giá CNY của PboC, thưa ông?
Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, Việt Nam lệ thuộc vào cả hai nền kinh tế này. Về phía Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi đối với Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 25/05/2019
10:59, 22/05/2019
05:01, 22/05/2019
09:47, 21/05/2019
11:01, 19/05/2019
02:24, 19/05/2019
11:05, 16/05/2019
09:00, 16/05/2019
Việc giữ ổn định tỷ giá USD/VND, trong khi CNY bị phá giá với USD, có nghĩa rằng VND lên giá so với đồng CNY, hay nói cách khác CNY mất giá so với VND.
Nếu CNY tiếp tục mất giá mạnh so với VND, sẽ khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đắt đỏ hơn và mất đi sự cạnh tranh, đồng thời làm hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam rẻ hơn, làm tăng nhập siêu từ Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ tràn vào Việt Nam sẽ gây khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa.
- Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần có biện pháp nào để đối phó với việc CNY bị phá giá?
Với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc, vấn đề quan trọng làm sao tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Trung Quốc, qua việc cắt giảm chi phí, tăng chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cũng cần điều chỉnh giá trị VND cho phù hợp để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm thị trường mới, giảm bớt lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, để hạn chế rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp nên mua, hoặc bán hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ với các ngân hàng thương mại tùy theo chiến lược kinh doanh của mình.
Xin cảm ơn ông!
Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận, trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá và khối lượng được xác định trước. Đối với hợp đồng quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể. |