Đông Nam Á Grab đóng cửa dịch vụ bếp trên mây GrabKitchen

CẨM ANH 17/11/2022 01:29

Theo Tech in Asia, Đông Nam Á Grab sẽ đóng cửa dịch vụ ‘cloud kitchen’ (bếp ăn đám mây) GrabKitchen tại Indonesia sau 4 năm tăng trưởng không ổn định.

>>Grab muốn trở thành cổ đông lớn của ngân hàng tại tại Malaysia

Ngày 19/12 tới, Grab chính thức đóng cửa GrabKitchen, mô hình bếp tổng (cloud kitchen) của mình, ở Indonesia. Việc đóng cửa mảng kinh doanh GrabKitchen này sẽ ảnh hưởng tới nhiều nhân viên Grab và các đối tác bán hàng tại 40 địa điểm.

Indonesia là thị trường Đông Nam Á mà GrabKitchen có hoạt động ấn tượng nhất. Bên cạnh đó, Grab cũng có hoạt động GrabKitchen ở Singapore, Thái Lan và Malaysia. Các cơ sở bếp tổng của chúng tôi ở các thị trường khác sẽ hoạt động như bình thường.

Bà Mayang Schreiber, Giám đốc truyền thông của Grab tại Indonesia cho biết: “Quyết định khó khăn này là nỗ lực đảm bảo tính liên tục cho những hoạt động kinh doanh khác của Grab, những hoạt động có tính bền vững đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi và tốc độ tăng trưởng kinh tế của cộng đồng”.

>>Vốn hóa startup Grab giảm bằng nửa với so với đối thủ Gojek

Theo bà Mayang Schreiber chia sẻ, đối với những nhân viên bị ảnh hưởng, Grab sẽ tạo cơ hội để họ tìm kiếm vị trí còn trống ở những mảng kinh doanh khác. Ngoài ra, Grab cũng sẽ cung cấp các khoản bồi thường bổ sung và gia hạn bảo hiểm y tế cho nhóm nhân viên đó cho đến cuối năm 2022.

Năm 2018, Grab đã mở GrabKitchen để phục vụ cho việc giao đơn hàng thực phẩm từ những doanh nghiệp nhỏ và thương hiệu lớn như Sour Sally và Kopi Kenangan ở Indonesia.

Những ngày đầu, GrabKitchen được ca ngợi bởi những nhà hàng nhỏ vì dịch vụ này giúp thúc đẩy doanh số cho họ và cho phép họ bán được sản phẩm vào cả thời điểm các cửa hàng bán lẻ đóng cửa.

Đại diện Grab từ chối chia sẻ về chi phí duy trì bếp tổng. Dù vậy, quyết định đóng cửa GrabKitchen ở Indonesia là một dấu hiệu cho thấy chúng đang kéo lợi nhuận đi xuống.

Một người trong ngành ở Jarkata nói rằng mô hình này có chi phí hoa hồng cao phải trả cho các đối tác giao hàng, đồng nghĩa với chi phí vận hành cao. “Cách duy nhất để có lợi nhuận là bán với giá cao hơn nhưng khách hàng không chấp nhận điều này”, người này nói thêm.

Một cách để hạ giá thành là sản xuất đồ ăn với quy mô mới. DishServe là một công ty đang dùng chiến lược bếp tổng nhưng với cách tiếp cận khác. Startup này sản xuất đồ ăn với số lượng lớn ở nhà máy tổng và các khâu chuẩn bị cuối cùng được các chủ nhà thực hiện trong chính căn bếp của mình.

Tính đến năm 2020, GrabKitchen đã có mặt tại 48 địa điểm trên khắp Indonesia.

Trước đó, Grab cho biết không có kế hoạch sa thải hàng loạt bất chấp kinh tế thế giới suy yếu và nhiều công ty công nghệ khác đồng loạt cắt giảm nhân sự. Công ty cũng tuyên bố sẽ đạt mục tiêu hoà vốn trên cơ sở EBITDA đã được điều chỉnh vào nửa cuối năm 2024. 

Có thể bạn quan tâm

  • Grab “ngược dòng” trong làn sóng sa thải nhân viên

    Grab “ngược dòng” trong làn sóng sa thải nhân viên

    04:00, 02/10/2022

  • Vốn hóa startup Grab giảm bằng nửa với so với đối thủ Gojek

    Vốn hóa startup Grab giảm bằng nửa với so với đối thủ Gojek

    04:36, 27/08/2022

  • Viva Republica startup fintech Hàn Quốc muốn cạnh tranh Grab và Momo

    Viva Republica startup fintech Hàn Quốc muốn cạnh tranh Grab và Momo

    04:35, 26/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đông Nam Á Grab đóng cửa dịch vụ bếp trên mây GrabKitchen
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO