Theo HSBC, sự phục hồi lần này có thể sẽ hơi khác với các chu kỳ trước do chính mảng dịch vụ sẽ dẫn đầu chứ không phải mảng sản xuất như mọi khi.
Năm Tân Sửu đã khởi đầu và mọi thứ đang dần sáng sủa hơn rất nhiều. Sau tất cả những chịu đựng trong năm qua, đã đến thời điểm khắc phục những khó khăn.
Nhóm phân tích HSBC trong Dự báo kinh tế Châu Á hàng quý đã cho biết như vậy và cho rằng người ta hy vọng rằng vaccine sẽ làm được điều này và khôi phục thế giới quay lại trạng thái bình thường. Song đối với nhiều người, đặc biệt là ở khu vực phía nam và phía tây của châu Á, việc tiếp cận vaccine sẽ không thể nhanh chóng như mong muốn. Vì vậy, vẫn cần sự kiên nhẫn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sự tự tin sẽ khôi phục nhu cầu sớm hơn một chút: đặc biệt là mảng dịch vụ sẽ được hưởng lợi khi mọi người bắt đầu quay lại sử dụng. Nhưng sự phục hồi lần này có thể sẽ hơi khác với các chu kỳ trước do chính mảng dịch vụ sẽ dẫn đầu chứ không phải mảng sản xuất như mọi khi.
Điều này mang hai hàm ý. Đầu tiên là giao thương, đã thể hiện một cách rất bền bỉ trong những tháng gần đây, có thể sẽ không tăng thêm nhiều nữa, hoặc ít nhất là sẽ không tăng nhiều như những lần phục hồi trước đó. Thứ hai là lạm phát có thể sẽ biến động nhiều hơn, một phần là do chi phí dịch vụ có thể điều chỉnh nhanh hơn so với trước đây. Và điều đó sẽ gây phức tạp cho các nhà quản lý ngân hàng trung ương, những người sẽ cần triển khai nhiều công cụ khác nhau để giữ mọi thứ ổn định: cân bằng giữa nhu cầu để hỗ trợ sự phục hồi vẫn còn mong manh với nhu cầu hạn chế đòn bẩy và giá tài sản có khả năng tăng cao. Đã đến lúc mọi thứ được hồi phục.
Nhìn lại quá trình 1 năm qua, nhóm phân tích cho rằng khó khăn kinh tế đã đeo bám nhiều nơi, ngay cả ở những khu vực châu Á vốn đã tương đối ổn định. Các chuyên gia kinh tế của HSBC Janet Henry và James Pomeroy đã lưu ý trong một báo cáo gần đây, trong bối cảnh lạc quan hiện tại, người ta dễ dàng quên đi mức độ thiệt hại của cuộc suy thoái năm 2020, và những ảnh hưởng có thể vẫn còn xuất hiện sau thời gian đầu khi thế giới quay lại trạng thái hoạt động bình thường.
Ở châu Á, nền kinh tế Trung Quốc đại lục lần đầu tiên vượt qua được sự ảnh hưởng của virus. Sự phục hồi của Trung Quốc đã rất ấn tượng, bao gồm mới đầu là hoạt động xây dựng sau đó mở rộng sang lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ. Theo ông Qu Hongbin - chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của HSBC, các chỉ số sẽ tiếp tục xuất hiện một cách ấn tượng, tăng trưởng dự kiến sẽ đạt mức cao nhất 8% vào năm 2021. Trong khi các hiệu ứng cơ bản đánh bóng kết quả hoạt động, điều đó đánh dấu sự trở lại sống động cho phép những nhà quản lý tái lập tầm nhìn về các điều chỉnh cơ cấu mang tính lâu dài, đặc biệt là giữ lại kiểm tra bất kỳ sự tăng trưởng quá nhanh của đòn bẩy.
Đài Loan cũng có một năm ấn tượng khi đã kiềm chế thành công virus và thúc đẩy nhu cầu các mặt hàng điện tử trên toàn cầu. Đà tăng trưởng có vẻ sẽ còn được củng cố trong năm 2021, đặc biệt khi chính bản thân Đài Loan cũng tăng cường hoạt động đầu tư. Trong khi đó, Hong Kong phải đối mặt với tình trạng phong tỏa thường kỳ nguyên năm 2020 làm gia tăng sự khó khăn so với năm trước. Nhưng mối đe dọa của virus dần mất đi và sự ổn định đang dần quay trở lại, tăng trưởng cuối cùng sẽ phục hồi trở lại.
Nhật Bản đã ngăn chặn virus một cách đáng kể, nhưng điều đó không có dính dáng đến các ảnh hưởng kinh tế. Bất chấp các biện pháp hỗ trợ tài khóa rộng lớn, sự phục hồi kinh tế của Nhật vẫn diễn ra chậm hơn so với các nơi khác, một phần do nền kinh tế đang chịu tác động của chu kỳ đầu tư toàn cầu vẫn còn yếu hơn các nền kinh tế khác. Ngược lại, Hàn Quốc cũng tương tự như Đài Loan ở một số phương diện, đã chứng kiến lĩnh vực xuất khẩu công nghệ của mình tăng vọt trong năm qua và tránh một sự ảnh hưởng lớn đến nhu cầu trong nước. Nền kinh tế Hàn Quốc sẽ cải thiện hơn nữa vào năm 2021, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng của quốc gia này sẽ kém ấn tượng hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế khác.
Nước Úc đã kết thúc năm 2020 với tình hình khả quan hơn so với nhiều nước khác khi tình hình lây nhiễm đã được hạn chế và quốc gia này có sự hỗ trợ chính sách thật hào phóng, cả về chính sách tài khóa lẫn tiền tệ. Kinh tế Úc nên phục hồi mạnh mẽ, nếu không đủ mạnh thì cũng đủ để ngân hàng trung ương không cần phải can thiệp bằng chính sách nữa. New Zealand cũng rất thoáng với các hỗ trợ về chính sách và mức tăng sẽ mạnh, tuy nhiên đóng cửa biên giới vẫn sẽ là một lực cản.
Ấn Độ đã bị ảnh hưởng kinh tế nặng hơn nhiều so với nước khác nhưng hiện đã thấy nhiều dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng dự kiến sẽ đi đầu trong năm tới đạt mức cao nhất trong khu vực, nhưng Ấn Độ sẽ phải mất một thời gian nữa để xóa hoàn toàn thua lỗ sản lượng. Sự phục hồi của Bangladesh tiếp tục gây ấn tượng nhờ vào lượng kiều hối và xuất khẩu hàng may mặc gia tăng.
Cũng theo HSBC, hoạt động của các nước khối ASEAN không đồng đều. Indonesia đã phải vật lộn với số ca nhiễm COVID-19 tăng cao trong nhiều tháng qua nhưng đã cố gắng hạn chế những ảnh hưởng của của dịch bệnh lên tăng trưởng kinh tế. Năm 2021 sẽ chứng kiến tăng trưởng quay lại, mặc dù với tăng trưởng năm trước yếu hơn, mọi người kỳ vọng nhiều hơn thế.
Philippines, sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đã vấp phải khó khăn hơn so với nhiều nước khác vào năm 2020. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ chuyển hướng tích cực ngay cả khi phải mất một thời gian nữa để có vaccine. Malaysia lại bị cuốn vào một làn sóng dịch bệnh nữa vào cuối năm 2020, nhưng sự phục hồi sẽ sớm bắt đầu, đứng đầu so với hầu hết các nước láng giềng.
Thái Lan đã ngăn chặn được virus nhưng lượng khách du lịch sụt giảm đã gây ra hậu quả khá lớn. Khách du lịch quay trở lại sớm chừng nào sẽ quyết định tốc độ hồi phục của nước này. Singapore, mặc dù có ngân khố lớn nhưng vẫn chứng kiến sự sụt giảm tăn trưởng do nền kinh tế của nước này bị ràng buộc với chu kỳ toàn cầu nhiều hơn so với hầu hết các nước khác. Khi nhu cầu cho dịch vụ và du lịch quay trở lại, Singapore sẽ hưởng lợi từ đó. Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất tại châu Á vào năm 2020 và một lần nữa sẽ nằm trong top đầu các nước phát triển trong khu vực vào năm Tân Sửu.
Có thể bạn quan tâm
Dự báo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế thế giới 2020
11:32, 19/11/2020
Xu hướng kinh tế thế giới mới dưới tác động COVID-19 và cơ hội của Việt Nam
05:05, 09/11/2020
Chủ nghĩa bảo hộ có thể khiến kinh tế thế giới mất 10 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2025
11:30, 21/09/2020
Những xu hướng công nghệ mới chi phối kinh tế thế giới
11:23, 17/08/2020
Trung Quốc có thể thắng Mỹ trong cuộc đua trở thành người dẫn dắt kinh tế thế giới?
10:59, 18/07/2020