Đủ lý do "chậm" tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bài và Ảnh: NGÂN GIANG 11/12/2023 00:06

Bên cạnh nhiều nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công thì thiếu VLXD, thiếu vốn đối ứng do không đấu giá được đất, thiếu tiền giải phóng mặt bằng… cũng đang là bài toán nan giải.

>>"Dồn lực" đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Đáng nói, mặc dù thời gian giải ngân vốn đầu tư công của năm 2023 chỉ còn khoảng 20 ngày, thế nhưng khối lượng công việc của các dự án đầu tư công tại các địa phương cũng còn khá ngổn ngang. Có địa phương có tiền “không biết tiêu”, nhưng cũng có những địa phương “thiếu tiền” để giải phóng mặt bằng, khiến các dự án không thể về đúng đích.

Dự án Cầu Rạch Miễu 2 cho thấy, đây là dự án nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Dự án này được khởi công từ ngày 29/3/2022 với tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng và được Chính phủ điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1.600 tỷ. Song, tiến độ triển khai dự án vẫn ì ạch vì “thiếu tiền” giải phóng mặt bằng.

Dự án Cầu Rạch Miễu 2 nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Dự án được khởi công từ ngày 29/3/2022 với tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng và được Chính phủ điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1.600 tỷ. Song, tiến độ triển khai dự án vẫn ì ạch vì “thiếu tiền” giải phóng mặt bằng.

Ghi nhận của phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp tại Dự án Cầu Rạch Miễu 2 cho thấy, đây là dự án nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Dự án này được khởi công từ ngày 29/3/2022 với tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng và được Chính phủ điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1.600 tỷ. Song, tiến độ triển khai dự án vẫn ì ạch vì “thiếu tiền” giải phóng mặt bằng.

Đáng chú ý, từ những nguyên nhân như: thiếu vật liệu xây dựng, “thiếu tiền”… đã khiến không ít những hộ dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Bến Tre dở khóc, dở cười vì bị ảnh hưởng bởi việc thi công dự án Cầu Rạch Miễu 2. Song, điều lo lắng hơn cả chính là nhiều hộ dân tại nơi này đều đang mong mỏi nhanh chóng được nhận tiền bồi thường để di dời đến chỗ ở mới. Bởi, kể từ khi dự án được triển khai thì nơi họ sống đang ngày một khó khăn. Đặc biệt, sau mỗi cơn mưa đã kéo theo hiện tượng ngập úng dẫn đến việc đi lại đã trở thành nỗi ảm ánh của họ.

Theo phản ánh của người dân, dự án này đã triển khai gần 2 năm trời nhưng chưa xong, còn người dân thì không dám trồng chọt, chăn nuôi. Do đó, đề nghị cấp trên, các cơ quan chức năng xem xét làm cho nhanh để hỗ trợ cho dân thoát khỏi nỗi ám ảnh này.

Cũng theo các hộ dân, mỗi khi trời mưa thì đường sá nhiều ổ gà, ổ voi ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuyến đường thì cũng thường xuyên bị ngập, do một bên thi công, một bên chưa được thi công khiến cho dự án bị chậm và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân trong vùng dự án.

>>TP.HCM và 30 ngày “cuộc đua” giải ngân vốn đầu tư công

thiếu vật liệu xây dựng, “thiếu tiền”… đã khiến không ít những hộ dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Bến Tre dở khóc dở cười vì bị ảnh hưởng bởi việc thi công dự án Cầu Rạch Miễu 2

Thiếu vật liệu xây dựng, “thiếu tiền”… đã khiến không ít những hộ dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Bến Tre dở khóc dở cười vì bị ảnh hưởng bởi việc thi công dự án Cầu Rạch Miễu 2.

Theo ghi nhận của Diễn đàn Doanh nghiệp, Dự án Cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài 17,6km phần cầu dài gần 2km, rộng 21,5m, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Dự án khởi công tháng 3/2022, tổng vốn được điều chỉnh từ 5.200 tỷ đồng lên 6.810 tỷ đồng.  Dù dự kiến cầu sẽ hoàn thành sau 3 năm kể từ khi khởi công nhưng đến nay tiến độ dự án khá ì ạch do chậm bàn giao mặt bằng. Hiện dự án cầu Rạch Miễu 2 đã ban giao được hơn 13 km, đạt 75,5%. Trong đó, tỉnh Bến Tre ban giao được 96%;  Trong khi đó, phía Tiền Giang chỉ mới bàn giao được khoảng 50%.

Liên quan tới công tác chậm giải phóng mặt bằng của dự án, ông Võ Văn Tươi - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường  tỉnh Tiền Giang, cho biết: Hiện công tác bàn giao giải phóng mặt bằng đạt được 50,2%. Thế nhưng, hiện nay nguồn vốn từ Trung ương cấp về cho địa phương là chưa đảm bảo theo tiến độ. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ, trong thời gian tới Tiền Giang sẽ thực hiện phê duyệt kinh phí bồi thường và chi trả cho hộ dân theo khu vực.

Cũng theo ông Tươi, hiện nay  95% người dân đã đồng ý phương án đền bù, chấp nhận bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, trong tổng số tiền 2.100 tỷ đồng phục vụ bồi thường, tái định cư cho dự án, địa phương  mới được bố trí trên 1.260 tỷ đồng, vẫn còn thiếu trên 860 tỷ đồng. Thiếu tiền và những khó khăn về vật liệu xây dựng đã khiến công trình chậm tiến độ và không đảm bảo với mục tiêu đề ra.

Nêu những khó khăn trong quá trình triển khai dự án, ông Cao Minh Đức – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải  tỉnh Bến Tre, cho rằng, nguyên nhân chính chưa thể di dời bà con đến nơi ở mới xuất phát từ việc khu tái định cư hiện chưa đáp ứng đủ điều kiện. Do đó, khi người dân chưa có chỗ ở thì cũng rất khó để di dời người dân đến nơi ở mới. Vì vậy, giải pháp hiện nay chỉ còn cách là phải tiếp tục vận động, đẩy nhanh khu tái định cư để bà con có thể di dời.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Dự kiến vốn đầu tư công năm 2024 hơn 19.972 tỷ đồng

    01:00, 10/12/2023

  • Thanh Hóa: Thần tốc, quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công

    11:17, 07/12/2023

  • TP.HCM và 30 ngày “cuộc đua” giải ngân vốn đầu tư công

    00:30, 05/12/2023

  • "Dồn lực" đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    12:32, 27/11/2023

  • Tỉnh Thái Nguyên: Dốc toàn lực đẩy nhanh đầu tư công

    11:34, 22/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đủ lý do "chậm" tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO