Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Cần đảm bảo tính thống nhất, khả thi

Diendandoanhnghiep.vn Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự được cho là cần thiết, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, một số nội dung tại Dự thảo cần được xem xét, cân nhắc để đảm bảo tính thống nhất, khả thi…

>> Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Cần đảm bảo phân định phạm vi điều chỉnh

Theo đó, trên cơ sở các chính sách được thông qua, Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự được xây dựng với các nội dung cơ bản: Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 9); Chương II - Hoạt động phòng thủ dân sự (từ Điều 10 đến Điều 36); Chương III - Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự; Chương IV - Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; Chương V - Nguồn lực, chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự; Chương VI - Quản lý Nhà nước về phòng thủ dân sự; Chương VII - Điều khoản thi hành.

Dự thảo được trình Quốc hội đưa ra 4 cấp độ, trong đó chủ tịch UBND cấp huyện được ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1; chủ tịch UBND cấp tỉnh được ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 2; Thủ tướng ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 3; Căn cứ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lệnh của Chủ tịch nước về tình trạng khẩn cấp, các địa phương được đặt trong tình trạng khẩn cấp thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự cấp độ 4.

Diễn tập phòng thủ dân sự tại Hà Nội - Ảnh minh họa: QĐND

Việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự được cho là cần thiết trong bối cảnh hiện nay - Ảnh minh họa: QĐND

Đánh giá về Dự thảo Luật, nhiều ý kiến cho rằng, thực tiễn công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố thời gian qua cho thấy cần phải có các biện pháp, hoạt động khi xã hội chuyển sang tình trạng khẩn cấp. Các biện pháp này được luật hóa sẽ tạo cơ sở pháp lý và được thực hiện thống nhất, đồng bộ, vì vậy, việc xây dựng luật là “rất cần thiết”.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Dự thảo Luật được cho vẫn còn một số nội dung chưa đảm bảo tính thống nhất, khả thi.

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội - Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định phòng thủ dân sự cấp độ 4. Bởi, các biện pháp ứng phó đã được pháp luật về tình trạng khẩn cấp điều chỉnh hoặc sẽ phải sửa nội dung này khi xây dựng Luật về tình trạng khẩn cấp.

Một số ý kiến cho rằng, việc giao thẩm quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh công bố, ban bố, bãi bỏ các cấp độ như trên cần cân nhắc. Bởi, khó thực hiện trong khi các luật chuyên ngành như Luật quốc phòng, Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật tổ chức Chính phủ… đã quy định khá cụ thể thẩm quyền trong từng lĩnh vực. Mặt khác, quy định này cũng chưa thống nhất về thẩm quyền xác định cấp độ, mức độ sự cố tại một số luật chuyên ngành như Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Cũng theo ông Tới, có ý kiến đề nghị chỉ nên giao chủ tịch UBND cấp tỉnh thẩm quyền công bố, ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1, cấp độ 2 để dễ chỉ đạo, chỉ huy và huy động lực lượng. Và ý kiến khác đề nghị giao chủ tịch UBND cấp tỉnh thẩm quyền công bố, ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1, còn từ cấp độ 2 sẽ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

“Quy định thẩm quyền công bố, ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự là cần thiết nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, tạo sự chủ động, linh hoạt và sát với tình hình thực tiễn khi xử lý thảm họa, sự cố, nhưng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, quy định cho phù hợp để đảm bảo tính thống nhất và tính khả thi”, ông Tới cho hay.

>> Thủ tướng ban hành kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia giai đoạn 2021-2025

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Dự thảo Luật được cho vẫn còn một số nội dung chưa đảm bảo tính thống nhất, khả thi - Ảnh minh họa: QĐND

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Dự thảo Luật được cho vẫn còn một số nội dung chưa đảm bảo tính thống nhất, khả thi - Ảnh minh họa: QĐND

Xoay quanh nội dung Dự thảo Luật, trước đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần làm rõ khái niệm “phòng thủ dân sự” để tránh chồng chéo, tạo sự thống nhất với các luật hiện hành.

Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Học viện Quốc phòng cho rằng, cần tính đến 2 phương án.

Phương án 1, khái niệm “phòng thủ dân sự” trong Điều 13 Luật Quốc phòng (không chỉnh lý) bổ sung vào Luật Phòng thủ dân sự. Bản chất của Phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ quốc gia nhằm bảo vệ đất nước và nhân dân. Nội hàm khái niệm “phòng thủ dân sự” bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thảm họa, sự cố do con người, thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Phương án 2, khái niệm “phòng thủ dân sự” được xây dựng mới trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Quốc phòng năm 2018, đáp ứng yêu cầu “cần nghiên cứu để xây dựng khái niệm phòng thủ dân sự phù hợp với thực tiễn triển khai thời gian qua” trong Thông báo Kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và yêu cầu “nghiên cứu đề xuất chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn” của Thường trực Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội...

Theo Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thành, sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chỉnh lý khái niệm “phòng thủ dân sự”, nội hàm khái niệm “phòng thủ dân sự” được nêu tại khoản 1 Điều 13 Luật Quốc phòng năm 2018 có điểm chưa đầy đủ, chưa phù hợp logic, chưa thích hợp với Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự cần được bổ sung chỉnh sửa.

Cùng với đánh giá đã nêu, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thành cũng viện dẫn chi tiết về những hạn chế, thiếu logic trong khái niệm “phòng thủ dân sự” tại khoản 1 Điều 13 Luật Quốc phòng năm 2018, và đề xuất chỉnh sửa, xây dựng khái niệm mới về “phòng thủ dân sự” trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Quốc phòng năm 2018 như: “Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, được tiến hành bằng các hoạt động và biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, xung đột vũ trang, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố do con người, thiên tai, dịch bệnh gây ra nhằm bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.”

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhiệm Bộ môn Lý luận và lịch sử Nhà nước - pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, “phòng thủ dân sự” được hiểu là hoạt động phòng ngừa, ứng phó và bảo vệ người dân trước những mối nguy hiểm như thảm họa sự cố hay chiến tranh. Trong pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia trên thế giới, phòng thủ dân sự cũng được hiểu với nghĩa chính là hoạt động bảo vệ và hỗ trợ người dân thường trước những thảm họa, sự cố trong thời chiến và thời bình…

Để đảm bảo không trùng lặp với Luật Quốc phòng, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh đề xuất, Luật Phòng thủ dân sự nên tập trung điều chỉnh về những nội dung không liên quan đến phòng thủ quốc phòng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự: Cần đảm bảo tính thống nhất, khả thi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702008 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702008 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10