Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao?

Hà Anh 08/01/2019 13:00

Tại buổi họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2018 vừa qua, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.

tư4y6

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2013- 2018

Mặc dù không thông tin con số cụ thể, song phát biểu của bà Hồng cho thấy, dự trữ ngoại hối đã tiếp tục tăng so với thời điểm cuối năm 2017. Đó là điều rất đáng chú ý và có thể nói là một thành công lớn của NHNN trong bối cảnh tỷ giá năm 2018 chịu khá nhiều sức ép.

Còn nhớ tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 2/7/2018 tại Hà Nội, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, NHNN mua ròng trên 11 tỷ USD, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước lên khoảng 63,5 tỷ USD. Thế nhưng đó cũng là lần cuối cùng thị trường được nghe thông tin chính thức về con số dự trữ ngoại hối từ cơ quan quản lý.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục

    Dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục

    11:20, 27/05/2018

  • Dự trữ ngoại hối tăng mạnh do đâu?

    Dự trữ ngoại hối tăng mạnh do đâu?

    15:16, 19/12/2017

  • Dự trữ ngoại hối tăng lên 46 tỷ USD

    Dự trữ ngoại hối tăng lên 46 tỷ USD

    15:33, 16/11/2017

  • Tỷ giá sẽ ổn định đến cuối năm nhờ dự trữ ngoại hối dồi dào?

    Tỷ giá sẽ ổn định đến cuối năm nhờ dự trữ ngoại hối dồi dào?

    11:30, 24/10/2017

  • Dự trữ ngoại hối lập “đỉnh”mới, ngân hàng “rộng tay” bán USD

    Dự trữ ngoại hối lập “đỉnh”mới, ngân hàng “rộng tay” bán USD

    12:10, 13/10/2017

  • Vượt mức 41 tỷ USD, dự trữ ngoại hối Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

    Vượt mức 41 tỷ USD, dự trữ ngoại hối Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

    12:15, 05/07/2017

  • Dự trữ ngoại hối tăng: Ứng phó được những biến động lớn

    Dự trữ ngoại hối tăng: Ứng phó được những biến động lớn

    21:30, 28/01/2017

  • Gia tăng dự trữ ngoại hối, tỷ giá cuối năm có biến động?

    Gia tăng dự trữ ngoại hối, tỷ giá cuối năm có biến động?

    11:18, 26/10/2016

  • Quỹ dự trữ ngoại hối có khan hiếm?

    Quỹ dự trữ ngoại hối có khan hiếm?

    16:35, 16/09/2016

Trong khi đó, tỷ giá trong nước bắt đầu “nổi sóng” kể từ cuối tháng 6/2018 khi mà đồng USD liên tục tăng giá trên thị trường thế giới nhờ được hậu thuẫn từ động thái tăng lãi suất của Fed và kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi đồng nhân dân tệ (CNY) sụt giảm mạnh đã tạo áp lực kép đến tỷ giá trong nước.

Theo ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ của HSBC Việt Nam, chính sách tiền tệ dần thắt chặt của FED và đồng CNY yếu hơn là thách thức chính đối với VND trong ngắn hạn.

Trên thực tế tỷ giá trong nước đã chịu một sức ép rất lớn trong nửa cuối năm qua và để duy trì sự mất giá nhẹ của VND trong năm qua, NHNN đã nhiều phải bán ngoại tệ để can thiệp thị trường. Theo số liệu của bộ phận phân tích Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), chỉ trong ngày 3/8/2018, NHNN Việt Nam đã bán ra khoảng 0,5 tỷ USD nhằm hạ nhiệt thị trường ngoại tệ trong nước. Trước đó NHNN cũng đã có động thái can thiệp kéo dài từ ngày 13 - 20/7/2018 với giá trị USD bán ra là khoảng 1,97 tỷ USD. Điều đó có nghĩa kho dự trữ ngoại hối đã bị vơi bớt.

Tuy nhiên, hiện USD đang có xu hướng điều chỉnh nhẹ trở lại sau khi Fed phát tín hiệu sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất trong năm 2019 và kinh tế Mỹ cũng đang chịu những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tận dụng cơ hội này, NHNN đang hóa giải dần áp lực lên tỷ giá đã dồn tích trong năm qua, đồng thời tranh thủ mua vào ngoại tệ.

Theo đó, một mặt NHNN liên tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm để thu hẹp dần khoảng cách với các đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là CNY do việc chỉ mất giá nhẹ so với USD trong năm qua đã khiến VND bị định giá cao hơn rất nhiều so với các đồng tiền này. Mặc dù hôm nay tỷ giá trung tâm được điều chỉnh giảm 2 đồng xuống còn 22.827 đồng/USD, song so với thời điểm cuối tháng 11 vẫn tăng tới 77 đồng/USD.

Thế nhưng, tỷ giá trên thị trường lại không đi theo chỉ dẫn của NHNN mà trái lại còn liên tục giảm. Hiện các ngân hàng chỉ mua vào USD ở mức 22.140 – 22.160 đồng/USD, bán ra ở mức 22.240 – 22.250 đồng/USD, giảm tới 120 đồng mỗi chiều so với thời điểm cuối tháng 11. Nguyên nhân do nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế đang rất dồi dào khi mà cán cân thương mại năm qua thặng dư kỷ lục hơn 7 tỷ USD, giải ngân vốn FDI cũng tăng 9,1% đạt 19,1 tỷ USD, vốn gián tiếp thông qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần là 9,89 tỷ USD…

Tận dụng cơ hội này, NHNN đã có một bước đi khá hợp lý, đó là nâng giá mua vào ngoại tệ thêm 50 đồng lên 23.200 đồng/USD ngay phiên giao dịch đầu tiên của năm 2019 (ngày 2/1). Bình luận về động thái này, một chuyên gia ngân hàng cho biết, đây là mũi tên nhắm tới 2 mục tiêu. Thứ nhất, NHNN đã phát đi tín hiệu không muốn tỷ giá thị trường tiếp tục giảm bởi điều đó sẽ khiến VND bị định giá cao hơn so với các đồng tiền trong khu vực, gây bất lợi cho xuất khẩu. Thứ hai, NHNN tận dụng cơ hội nguồn cung ngoại tệ dồi dào để đẩy mạnh mua vào tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mặc dù lãi suất USD vẫn được duy trì ở mức 0%, song vốn huy động ngoại tệ tăng khoảng 17%, cao gấp 8 lần so với năm 2017 và nguồn vốn ngoại tệ chiếm tới 9,9% tổng vốn huy động.

Lê Xuân Nghĩa - nguyên phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nhận định, các con số trên cho thấy doanh nghiệp đang găm ngoại tệ thay vì dùng ngoại tệ để kinh doanh. "Điều đó cho thấy các doanh nghiệp cũng rất cẩn trọng trong việc giữ khả năng thanh toán ngoại tệ của mình, tỏ ra lo ngại việc tỉ giá hối đoái có thể tăng. Đây là yếu tố mà NHNN phải cân nhắc để điều hành thị trường trong năm 2019", ông Nghĩa khuyến nghị.

Giới chuyên gia cũng cho rằng, nếu giảm thiểu được tình trạng này, dự trữ ngoại hối Nhà nước còn có thể tăng cao hơn nữa. Muốn vậy, điều kiện tiên quyết là phải giữ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO