Đùn đẩy trách nhiệm về Condotel

Nguyễn Hùng 21/12/2019 06:00

Các địa phương không triển khai hoặc triển khai nhưng không đúng tính chất pháp lý cho loại hình condotel khiến doanh nghiệp hoang mang.

 Đây là phản ứng của một số đại diện cơ quan quản lí nhà nước.

br class=

Việc "gỡ rối" condotel nếu không xem xét kỹ lưỡng có thể dẫn đến hệ lụy không đáng có. Ảnh: Dự án Cocobay Đà Nẵng

Mặc dù, những nhận xét này đã được công khai đưa ra, nhưng rõ ràng hành lang pháp lí đối với bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa đáp ứng thực tiễn sinh động của thị trường bất động sản.

Đã có hành lang pháp lý?

Ông Mai Văn Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) cho rằng, hiện đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho loại hình condotel. Tuy nhiên ông Phấn thừa nhận, trong hệ thống luật pháp có liên quan đến cấp giấy chứng nhận sử dụng dụng đất không có quy định về condotel vì hệ thống pháp luật hiện hành là Việt ngữ. Do đó, muốn biết khái niệm condotel là gì, cần làm rõ công năng, phạm trù, hình thức của loại hình này, sau đó tham chiếu ra các quy định về loại hình tương ứng.

Condotel tạm thời được hiểu là căn hộ khách sạn (theo Luật du lịch là biệt thự du lịch, căn hộ du lịch…). Theo Luật Du lịch, đây là loại hình kinh doanh dịch vụ. Khi giao đất, khi làm thủ tục từ giao đất tới hình thành tài sản, condotel được xác định là đất sản xuất kinh doanh. Cấp phép xây dựng cho condotel phải căn cứ quy hoạch và mục đích cho thuê đất.

  Giữa chủ đầu tư và hệ thống hành lang pháp lý không gặp nhau. Quy định thời hạn đất kinh doanh 50 năm nhưng chủ đầu tư muốn được cấp thành đất ở, lâu dài.  

"Có thể thấy về cơ sở pháp lý, quy định chế độ sử dụng đất, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận... đến thời điểm hiện nay đã đảm bảo đầy đủ. Từ thực tiễn, cũng chưa có cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tại địa phương nào phản ánh khó khăn trong vấn đề này" - ông Phấn nhấn mạnh.

Theo ông Phấn, thực tế hiện nay Đà Nẵng và Bình Định, Nha Trang (Khánh Hòa) sáng tác ra khái niệm khá mù mờ là nhà ở nhưng không hình thành đơn vị ở. Từ đó, cấp giấy chứng nhận cho condotel là đất ở, lâu dài, không phù hợp với các quy định đã nêu trên, khiến nhà đầu tư thứ cấp và xã hội hoang mang.

Có thể bạn quan tâm

  • Khung pháp lý cho condotel: Doanh nghiệp nói "chưa", nhà nước nói "có"

    00:30, 19/12/2019

  • Condotel cần sớm được định danh

    06:00, 15/12/2019

  • GS Đặng Hùng Võ: “Dùng tư duy của kinh tế chia sẻ để xử lý vấn đề condotel”

    17:21, 14/12/2019

  • Đầu tư condotel: Lợi nhuận 12% không hẳn là cao!

    17:05, 14/12/2019

  • Nhận diện “tương lai của condotel”

    11:57, 14/12/2019

  • Hiểu thế nào cho đúng về condotel?

    11:30, 14/12/2019

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), dẫn chứng: Thời gian trước, khi thị trường condotel sụt giảm cộng với một vài “sự cố” đã phát sinh tranh cãi xung quanh tên gọi có phải là nhà ở hay không.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Xây dựng khẳng định đây không phải là nhà ở thì không còn tranh cãi nữa. Pháp luật không có từ “condotel” mà nó là căn hộ du lịch. Trong Luật Xây dựng đã quy định loại này là công trình dân dụng chứ không phải là không có pháp lý”.

Pháp luật phải từ thực tiễn

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Quốc Dũng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho rằng, loại hình bất động sản condotel pháp luật không cấm nên các doanh nghiệp vận dụng các quy định của pháp luật để triển khai. Do nhu cầu nên loại hình căn hộ này phát triển, các doanh nghiệp đang đầu tư rất nhiều ở các vị trí đẹp, nhất là ở các địa phương có biển.

Dự báo trong tương lai sẽ còn phát triển nữa. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải có hành lang pháp lý, có các quy định pháp luật đầy đủ cho loại hình căn hộ du lịch.

Ông Dũng kiến nghị, cần phải có quy chuẩn xây dựng. Hiện Bộ Xây dựng đã có dự thảo quy chuẩn xây dựng nhưng chưa được công bố chính thức. Chính vì chưa có quy chuẩn nên chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế gặp khó khăn khi chưa có quy chuẩn nào cho việc thiết kế căn hộ condotel. Hiện các đơn vị tư vấn thiết kế phải vận dụng quy định liên quan trong đó có khách sạn, nhà ở… để kết hợp thiết kế cho căn hộ condotel.

Cũng vì thiếu pháp lý, hiện các doanh nghiệp phải vận dụng đến quy định chuyển nhượng căn hộ hình thành trong tương lai để huy động vốn. Nhưng khi khách hàng thứ cấp muốn chuyển nhượng thì không được vì luật không quy định. Vì không được thừa nhận nên chuyển nhượng sẽ phát sinh các tranh chấp lá khó tránh khỏi.

Về sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận, theo ông Dũng trong Luật Đất đai và Nghị định cũng đã hướng dẫn rất rõ việc cấp giấy chứng nhận cho loại hình căn hộ này, nhưng trên thực tế chưa được cấp giấy chứng nhận.

“Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã giao cho các bộ ngành liên quan hướng dẫn cũng như trình lên Thủ tướng quy định về cấp giấy chứng nhận cho loại hình căn hộ condotel. Do vậy nên sớm có quy định này bởi hiện nay các quy định của pháp luật cũng đã đủ cơ sở. Có được như vậy mới tránh được hệ luỵ tranh chấp sau này, đồng thời giúp các nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn, cho tặng dễ dàng... từ đó các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch, phát triển kinh tế”, ông Dũng nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đùn đẩy trách nhiệm về Condotel
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO