EU phê chuẩn EVFTA: Nhiều tín hiệu tích cực trước "giờ G"

Cẩm Anh 12/02/2020 13:02

Nếu chính thức được thông qua, EVFTA và EVIPA sẽ là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện Châu Âu khóa mới xem xét phê chuẩn.

Dự kiến, ngày hôm nay (12/2), Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA)

Dự kiến, ngày hôm nay (12/2), Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA)

Nếu Nghị viện châu Âu chính thức thông qua, EVFTA có thể được đưa ngay vào thực hiện, sau khi Việt Nam phê chuẩn. Riêng EVIPA cần nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn, sau đó mới có thể được đưa vào thực thi.

Hiện tại, đa số nghị sĩ châu Âu bày tỏ ủng hộ phê chuẩn hai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVIPA) trong phiên thảo luận.

Có thể bạn quan tâm

  • Hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA

    Hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA

    11:30, 06/02/2020

  • [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] EVFTA và cơ hội của nền công nghiệp

    [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] EVFTA và cơ hội của nền công nghiệp

    06:00, 31/01/2020

  • EVFTA và hành trình hiện thức hóa những giấc mơ

    EVFTA và hành trình hiện thức hóa những giấc mơ

    05:20, 22/01/2020

  • EVFTA khả năng cao vẫn được thông qua

    EVFTA khả năng cao vẫn được thông qua

    20:06, 21/01/2020

Trước đó, kết quả bỏ phiếu tích cực về EVFTA và EVIPA tại Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) ngày 21/1/2020 phản ánh sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ EP đối với hai hiệp định. Đa số ý kiến đều cho rằng, cả hai Hiệp định cân bằng cho EU và Việt Nam và mang tính bổ sung cho nhau. Vì vậy, đây là cơ hội tốt để có được một Hiệp định giúp EU gia tăng khả năng tiếp cận thị trường và đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam trong tương lai.

Nghị sĩ Geert Bourgeois, đồng thời là báo cáo viên, chính thức trình bày sơ bộ bản báo cáo 36 trang về hai hiệp định EVFTA và EVIPA. Sau khi nhấn mạnh đến các cam kết nền tảng của EU trong việc đấu tranh cho tự do thương mại đa phương và dựa trên luật lệ, ông đã nhắc lại chi tiết đã được rất nhiều quan chức và nghị sĩ EU đề cập trong hơn hai năm qua, rằng các hiệp định EVFTA và EVIPA là những hiệp định tiến bộ nhất giữa EU với một quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó, Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với EU khi khối này tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị trong khu vực châu Á, đặc biệt là khi xem xét ảnh hưởng đang gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc. EU đã ký kết hợp tác an ninh với Việt Nam vào năm 2019. Với việc thông qua EVFTA, điều này sẽ làm sâu sắc hơn đáng kể mối quan hệ đối tác chiến lược giữa EU và Việt Nam về cả hai mặt kinh tế và chính trị.

Đồng thời, EVFTA sẽ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là với các doanh nghiệp đến từ EU. Hiện tại, EU là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ năm của Việt Nam và 62% các nhà đầu tư từ EU có đánh giá tích cực về việc kinh doanh tại Việt Nam.

Việc thực thi EVFTA sẽ thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế, cải thiện khung pháp lý với những quy định minh bạch hơn, mang lại cơ chế giải quyết tranh chấp và bảo vệ đầu tư hiện đại hơn. Khi đó, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư hiện hữu và đối tác tiềm năng, sân chơi sẽ trở nên rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp đến từ các thị trường được cho là khó tính như EU, Mỹ... 

Đồng thời, đây cũng là minh chứng và thông điệp cho các nước thuộc ASEAN nói riêng và nhiều quốc gia đang phát triển nói chung thấy rằng EU là đối tác đáng tin cậy có thể đàm phán và ký kết các FTA sau khi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Singapore chính thức có hiệu lực vào năm ngoái.

Đặc biệt, trong bối cảnh căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, EVFTA sẽ là tín hiệu tích cực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình toàn cầu hóa và cam kết xây dựng một hệ thống thương mại tự do và dựa trên các quy tắc. 

Như Erwin Schweissmus, Cựu Chủ tịch Quỹ Friedrich-Ebert tại Việt Nam nói rằng EVFTA là một phần của chiến lược kinh tế đầy tham vọng của EU ở Đông Nam Á sau khi Vương quốc Anh rời khỏi khối. Giới quan sát đang dự đoán, sau Việt Nam, EU cũng đang trong giai đoạn đầu đàm phán các thỏa thuận tương tự với Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Về lâu dài, có thể có một thỏa thuận thương mại tự do ASEAN-EU.  

Có thể nói, cơ hội đến từ EVFTA không dừng lại ở những con số, những lợi thế về thương mại và đầu tư. Tác động thực tế ra sao và bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có tận dụng được cơ hội này hay không, phản ứng chính sách ra sao. Song rõ ràng, ở vào thời điểm này, nếu Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA, thì đó là một tin rất đáng mừng với kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dich cúm di chủng virus Corona mới đang có những ảnh hưởng tiêu cực. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EU phê chuẩn EVFTA: Nhiều tín hiệu tích cực trước "giờ G"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO