EU và nỗ lực thay đổi Trung Quốc!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 20/02/2021 11:08

Các nhà kinh tế ở EU đã lượng hóa, trong bất cứ trường hợp nào mà khối này nhập quá 50% hàng hóa từ Trung Quốc đều rất nghiêm trọng.

Với chính sách thương mại mới, EU muốn “tự chủ” và “mở rộng”.

Với chính sách thương mại mới, EU muốn “tự chủ” và “mở rộng”.

Nói một cách dễ hiểu hơn, bây giờ Liên minh châu Âu (EU) không thể sống thiếu Trung Quốc! Cả 27 nền kinh tế của khối này bắt đầu nhận ra sự nguy hiểm nếu tiếp tục lún sâu trong mối quan hệ với cường quốc châu Á.

Trong vòng 2 thập kỷ (từ 1999 đến 2000) khối lượng thương mại Trung Quốc - EU tăng lên 8 lần, đạt con số 580 tỷ Euro. Dĩ nhiên, EU là bên mua nhiều hơn, tới 569 mặt hàng mang tính chiến lược, ví dụ như hóa chất, điện tử và dược phẩm.

Các nhà kinh tế ở EU đã lượng hóa, trong bất cứ trường hợp nào mà khối này nhập quá 50% hàng hóa từ Trung Quốc đều rất nghiêm trọng. Khi kinh tế EU chững lại vì mô hình tăng trưởng tới hạn, già hóa dân số, cộng với đại dịch COVID-19 thì Trung Quốc càng dễ đánh chiếm thị trường này.

Căng thẳng hơn, một số thành viên EU như Italy bất quá phải bỏ qua cảnh báo của Brussels để gật đầu bắt tay với dự án “Vành đai và Con đường” nhằm tiếp cận với nguồn vốn dồi dào từ Bắc Kinh.

Và người ta cũng không thể thống kê hết có bao nhiêu tỷ USD từ các doanh nghiệp Trung Quốc trong các thương vụ M&A tại “lục địa già”. Chỉ biết mức độ đã là rất nghiêm trọng.

Chính sách đơn phương hóa của cựu Tổng thống Trump khiến EU càng khó khăn trong cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc. Họ một mặt không thể hòa hảo với Washington, mặt khác không thể xích lại gần hơn với Bắc Kinh.

Nút thắt của EU có thể được gỡ khi Joe Biden - một người theo đuổi chính sách toàn cầu hóa trở thành Tổng thống Mỹ. Vì vậy, mới đây Brussels đã thiết kế lại bộ khung ngoại thương, trọng tâm của nó là ứng phó với Trung Quốc và liên minh chặt hơn với Mỹ.

Mục đích buộc Trung Quốc tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn trong thương mại quốc tế, song song với giải quyết những tác động lan tỏa tiêu cực từ hệ thông kinh tế nhà nước - tư bản chủ nghĩa của họ là trọng tâm nỗ lực của EU nhằm tái cân bằng quan hệ thương mại song phương.

Thông qua Hiệp định để nỗ lực “thay đổi” Trung Quốc.

Thông qua Hiệp định để nỗ lực “thay đổi” Trung Quốc.

Với chính sách thương mại mới, EU muốn “tự chủ” và “mở rộng”. Song, trên tất cả EU đang cố gắng thiết lập mối quan hệ cân bằng hài hòa với cả Mỹ và Trung Quốc. Nhưng đây không phải là con đường êm ái!

Với cá tính của J. Biden, ông cần đồng minh để chống Trung Quốc; hơn nữa tính chất mối quan hệ Mỹ - Trung không cho phép tồn tại bất cứ bên thứ ba nào “đứng giữa” để hưởng sự ưu ái của hai bên. EU phải chọn lựa và điều này không dễ chút nào khi mà khối này quá phụ thuộc vào hàng trăm mặt hàng chiến lược nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cái hay ở chỗ, EU không tách rời khỏi Trung Quốc như D. Trump từng làm, thay vào đó Brussels chủ động đàm phán với Bắc Kinh để đi đến ký kết Hiệp định Đầu tư Toàn diện với Trung Quốc (CAI). Thông qua Hiệp định để nỗ lực “thay đổi” Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Liên minh Châu Âu sẽ tan rã?

    Liên minh Châu Âu sẽ tan rã?

    06:30, 28/11/2019

  • Italy sẽ rời Liên minh châu Âu?

    Italy sẽ rời Liên minh châu Âu?

    04:30, 25/11/2018

  • Italy sẽ

    Italy sẽ "nối gót" Anh rời Liên minh châu Âu?

    04:24, 16/11/2018

  • Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc!

    Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc!

    07:00, 06/02/2021

  • Châu Âu, Mỹ và bài học chống dịch COVID-19 từ châu Á

    Châu Âu, Mỹ và bài học chống dịch COVID-19 từ châu Á

    06:00, 06/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
EU và nỗ lực thay đổi Trung Quốc!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO